A. Hoạt động cơ bản - Bài 21B: Đất nước đổi thay
Giải bài 21B: Đất nước đổi thay phần hoạt động cơ bản trang 30, 31 sách VNEN Tiếng Việt 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Cùng hát một bài hát ca ngợi quê hương, đất nước
Phương pháp giải:
- Quê hương tươi đẹp
- Việt Nam quê hương tôi
- Hãy đến với con người Việt Nam
- Xinh tươi Việt Nam
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Bè xuôi sông La
Bè ta xuôi sông La Dẻ cau cùng táu mật Muồng đen và trai đất Lát chun rồi lát hoa. Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê. |
Ta nằm nghe, nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất Mùi vôi xây rất say Mùi lán cưa ngọt mát Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa trổ Khói nở xòa như bông. Vũ Duy Thông |
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Sông La: con sông chảy qua tỉnh Hà Tĩnh.
- Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa : tên các loại gỗ quý.
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Sông La đẹp như thế nào?
(Đọc khổ thơ 2, 3, tìm những từ ngữ miêu tả dòng sông, bờ tre, bè gỗ, sóng nước.)
2) Đi trên bè, tác giả nghĩ đến những gì? (Đọc khổ thơ 3.)
3) Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?
4) Bài thơ có ý nghĩa gì?
(Em có thể dựa vào những gợi ý sau đây để nói thành câu trả lời hoàn chỉnh: ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; ca ngợi tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.)
Lời giải chi tiết:
1) Cảnh đẹp sông La được tác giả miêu tả: Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Sóng nước long lanh dưới nắng như từng lớp vảy cá. Người đi bè trên sông La nghe vang vọng tiếng chim hót trên bờ đê.
2) Đi trên bè, tác giả nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng.
3) Trong bài thơ, em thích nhất là hình ảnh so sánh:
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả
cảnh bè gồ trên sông hiện lên cụ thể, sống động. Nó gợi ra một không khí thanh bình, yên ả của một vùng quê tươi đẹp.
4) Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của sông La và tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
Câu 6
Học thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La.