A. Hoạt động cơ bản - Bài 23B: Những trái tim yêu thương
Giải bài 23B: Những trái tim yêu thương phần hoạt động cơ bản trang 55, 56, 57, 58 sách VNEN Tiếng Việt 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Quan sát ảnh, trả lời câu hỏi:
Em thích tấm ảnh nào? Tấm ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
Trong những bức ảnh trên, em thích nhất bức ảnh chim mẹ mớm mồi cho con.
Hình ảnh chim mẹ cũng giống như biết bao người mẹ trên thế gian này: luôn hy sinh và hết lòng vì con cái. Tình cảm thiêng liêng đó không gì có thể sánh bằng. Qua đây, em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn và luôn tự hứa với bản thân mình phải không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn nuôi dạy của mẹ.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ:
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Cu Tai: tên riêng em bé.
- Lưng đưa nôi: lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ru cho con ngủ.
- Tim hát thành lời: lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của mẹ.
- A-kay: con (tiếng dân tộc Tà-ôi, một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía tây Thừa Thiên – Huế. Ka-lưi cũng là ngọn núi ở vùng đó.
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
2) Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con. Chọn trong các câu thơ sau để có câu trả lời:
- Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
- Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
- Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Mai sau con lớn vung chày lún sân
- Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ.
3) Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
a. Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bộ đội, với cách mạng.
b. Sự chăm chỉ, tần tảo lao động không mệt mỏi của người mẹ.
c. Ước mơ của người mẹ đối với tương lai của con.
Lời giải chi tiết:
1)
2) Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:
- Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
- Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Mai sau con lớn vung chày lún sân
3) Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là: Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bộ đội, với cách mạng.
=> Đáp án đúng là: a
Câu 6
Đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối.
Câu 7
Đọc các đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây. Nêu nhận xét về cách tả của tác giả, viết lại vào vở.
a) Tả hoa:
Hoa sầu đâu
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
( Theo Vũ Bằng)
Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:
- Tả hoa nở ...
- Đặc tả mùi thơm ...
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh ...
b) Tả quả:
Quả cà chua
Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.
Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oẻ cả những nhánh to nhất.
Nắng đến tạo vị thơm mát tụ dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiển dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
( Theo Ngô Văn Phú)
Điều đáng chú ý trong cách tả quả cà chua của nhà văn Ngô Văn Phú là:
- Tả cây cà chua thay đổi theo thời gian ...
- Tả cà chua ra quả ...
- Hình ảnh nhân hóa ...
Lời giải chi tiết:
a) Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:
- Tả hoa nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa trong gió.
- Đặc tả mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả mùi thơm hoa mộc.
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật chi tiết cũng một phần nêu bật rõ nét tình cảm của tác giả đối với hoa: Hoa nỏ như cười. Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
b) Điều đáng chú ý trong cách tả hoa sầu đâu của nhà văn Vũ Bằng là:
- Tả cây cà chua thay đổi theo thời gian chuyển vần.
- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé, quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn, quả ở thân, quả leo lên ngọn.
- Hình ảnh nhân hóa cũng góp phần vào nét sinh động, vui nhộn của quả cà chua: quả leo nghịch ngợm lên ngọn, quả thắp đèn lồng trong lùm, gọi người đến hái, gieo sự náo nức cho mọi người.