A. Hoạt động cơ bản - Bài 29C: Du lịch - Thám hiểm
Giải bài 29C: Du lịch - Thám hiểm phần hoạt động cơ bản trang 123, 124, 125 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu.
Câu 1
Nói 2 - 3 câu giới thiệu về một số con vật có trong các ảnh sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh rồi viết 2 - 3 câu bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Đó là con vật gì?
- Nó đang làm gì?
- Hình dáng của chúng có gì nổi bật hoặc lợi ích của chúng đối với con người?
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Trong chuồng, những chú gà đang mổ thức ăn. Gà là loài động vật được nuôi trong gia đình. Gà cung cấp thực phẩm cho con người.
- Tranh 2: Lợn mẹ đang cho các con bú sữa. Lợn là loài động vật được nuôi trong gia đình. Lợn cung cấp thực phẩm cho con người.
- Tranh 3: Chú mèo nhỏ đang leo tường. Mèo là loài động vật dễ thương và đáng yêu. Chúng thường được nuôi trong gia đình để bắt chuột và làm bạn với con người.
- Tranh 4: Chú chó đang nằm sưởi nắng trên bãi cỏ. Chó là loài động vật thông minh và trung thành. Chúng thường được nuôi trong gia đình để trông nhà và làm bạn với con người.
- Tranh 5: Chú vẹt đang đậu trên cành cây. Vẹt có thể bắt chước được tiếng người.
- Tranh 6: Trong ảnh là một chú trâu. Trâu là bạn của nhà nông. Chúng to khỏe và có thể giúp được việc cày, bừa, kéo xe.
Câu 2
Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật:
1) Đọc đoạn văn tả con Mèo Hung:
Con mèo hung
"Meo, meo". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.
Chà, nó có một bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. Mèo hung có cái đầu trong trong, hai cái tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi măt mèo hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sang lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bội ria mép vểnh lên có vẻ oai hùng lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung thật đáng yêu.
Có một hô, tôi đang ngồi học, bồng thầy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó...Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.
Con mèo của tôi là thế đấy, vừa dễ thương lại bắt chuột giỏi nên cả nhà ai cũng đều yêu mến.
(Theo Hoàng Đức Hải )
2) Xác định các đoạn của bài văn trên?
3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: Bài văn miêu tả con vật gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?
Phương pháp giải:
1) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
2) Em đọc kĩ các đoạn văn và xác định các đoạn trong bài.
3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
4) Em trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
2) Bài văn bao gồm 4 đoạn văn được phân ra làm ba phần
Phần 1: Từ đầu đến “…chơi với tôi đấy”
Phần 2: Tiếp đến “….đùa với chú một tí”
Phần 3: Còn lại
3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn:
Mở bài (đoạn 1):Giới thiệu về con mèo được tả trong bài
Thân bài (đoạn 2): Tả hình dáng con mèo
(đoạn 3): Tả hoạt động, thói quen của mèo
Kết bài (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo
4) Thường có 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
- Thân bài: Tả con vật
+ Tả hình dáng con vật
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
Ghi nhớ
Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. 2. Thân bài: Tả con vật a) Tả hình dáng con vật b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật |
Câu 3
Lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,...)
Phương pháp giải:
- Em chọn tả con vật nào? Ở đâu?
- Phần mở bài, cần giới thiệu con vật đó như thế nào?
- Ở phần thân bài, em sẽ tả con vật theo trình tự nào?
- Em cần lựa chọn những đặc điểm nào về hình dáng của con vật để tả?
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về con vật như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Dàn ý miêu tả con chó:
A. Mở bài:
- Giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)
- Có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)
B. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
Dàn ý miêu tả con gà trống
A. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
B. Thân bài:
a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
- Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
- Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
b) Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
c) Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)