Giải hoạt động thực hành - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4 — Không quảng cáo

Giải sách VNEN Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 Bài 35B: Ôn tập 2


A. Hoạt động thực hành - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4

Giải bài 35B: Ôn tập 2 phần hoạt động thực hành trang 176, 177, 178, 179 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Câu 1

Chơi trò chơi: Giải ô chữ.

Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.

a) Hàng ngang là những tiếng còn thiếu trong các câu sau:

1. Sông có khúc, người có ..........

2. Có ........ mới nên khôn

3. Tiếng .......... bằng mười thang thuốc bổ.

4. ........ gánh lo đi mà vui sống.

5. Ai ......... ba họ, ai khó ba đời.

6. Khổ tận .......... lai.

7. Thất bại là mẹ .......... công.

b) Viết lại từ tạo được ở hàng dọc: ........

- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào tìm ra kết quả trước sẽ thắng cuộc.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập

Lời giải chi tiết:

a) Giải ô chữ hàng ngang:

b) Ô chữ hàng dọc là: LẠC QUAN

Câu 2

Ôn luyện tập đọc

- Em đọc lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống (Từ bài 32 đến bài 34)

- Thay nhau hỏi - đáp trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc (xem Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2)

Câu 3

Lập bảng thống kê các bài tập đọc theo chủ điểm Tình yêu cuộc sống vào bảng theo mẫu:

- Em hãy kể tên những bài tập đọc thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống.

- Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trên phiếu hoặc bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét nội dung trình bày có chính xác, rõ ràng không.

Phương pháp giải:

Em xem lại các bài tập đọc trong chủ điểm rồi hoàn thiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Đọc câu chuyện sau:

Có một lần

Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. Thế là má sưng phồng lên. Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên: “Ôi răng đau quá!” Tôi cố tình làm thế để khỏi phải học bài. Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng. Cô giáo nói:

- Răng em đau, phải không? Em về nhà đi!

Nhưng tôi không muốn về nhà. Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.

Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:

-  Nhìn kìa! Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!

Chuyện xảy ra đã lâu. Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá. Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.

(Theo Gô-li-an-kin )

Câu 5

Tìm trong bài đọc trên và chép vào bảng nhóm.

Một câu hỏi

Một câu kể

Một câu cảm

Một câu khiến

Phương pháp giải:

- Câu kể là câu dùng để giới thiệu, kể lại một sự việc nào đó. Cuối câu kể có dấu chấm.

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi. Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. Cuối câu cảm có dấm chấm than.

- Câu cầu khiến là câu dùng để yêu cầu, đề nghị. Cuối câu khiến có dấn chấm than.

Lời giải chi tiết:

- Một câu hỏi: Răng em đau, phải không?

- Một câu kể: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

- Một câu cảm: Ôi, răng đau quá!

- Một câu khiến: Nhìn kìa!

Câu 6

a) Tìm trong bài Có một lần một câu có trạng ngữ chỉ thời gian, có câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và viết vào vở.

b) Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu em tìm được.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần, trong giờ tập đọc

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp

Câu 7

a) Nghe thầy cô đọc, viết chính tả:

Nói với em

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Thấy chú bé đi hài bảy dặm

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Vũ Quần Phương

Chú ý viết hoa tên riêng và cách trình bày bài thơ.

b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.

Câu 8

Viết đoạn văn tả hoạt động của một con vật mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

- Bước đi : khoan thai, nhẹ nhàng

- Rình chuột : rón rén, khẽ khàng, kiên trì

- Vồ chuột : nhanh, mạnh, bất ngờ và chính xác

- Đùa giỡn : cọ mình vào chủ nũng nịu, cuộn tròn nằm trong vòng tay chủ

- Sưởi nắng : nằm phơi mình trước sân sưởi nắng

- Leo trèo : đôi khi buồn chân, con mèo lại trèo lên cây dừa trước sân, cào cào vào thân

Lời giải chi tiết:

Hằng ngày, Mi Mi thích nằm phơi mình trong sân sưởi nắng. Đôi khi buồn chân, chú ta lại leo tót lên cây dừa trước sân. Hai chân trước cào cào nhè nhẹ vào thân cây dừa. Bước đi của Mi Mi nhẹ nhàng và khoan thai lắm. Thế nhưng cứ thấy em là chú ta lại lao vọt đến. Mi Mi cọ mình vào người em nũng nịu, thích được cuộn tròn nằm trong vòng tay em. Thế nhưng khi đêm xuống, Mi Mi lại như biến thành một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay lui tới như thùng gạo, tủ thức ăn,… chú nấp vào chỗ kín, im lặng đợi chờ. Chỉ cần một tên chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên vồ chính xác con mồi, rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc nhọn chặn lấy cổ họng đối phương, cái miệng quặp lấy cái đầu, quật lia lịa xuống nền nhà.


Cùng chủ đề:

Giải hoạt động thực hành - Bài 33C: Các con vật quanh ta
Giải hoạt động thực hành - Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ
Giải hoạt động thực hành - Bài 34B: Ai là người vui tính?
Giải hoạt động thực hành - Bài 34C: Bạn thích đọc báo nào?
Giải hoạt động thực hành - Bài 35A: Ôn tập 1 - VNEN Tiếng Việt 4
Giải hoạt động thực hành - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4
Giải hoạt động thực hành - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4
Giải hoạt động thực hành – Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
Giải hoạt động thực hành – Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
Giải hoạt động thực hành – Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
Giải hoạt động thực hành – Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ