Tuần 21 trang 61 Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức
Chia sẻ ý kiến về cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe học sinh Việt Nam từ những bữa ăn gia đình. Chia lớp thành đội “Nếu” và đội “Thì” để dự đoán nguy cơ sẽ xảy ra nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp.
VÌ TẦM VÓC VIỆT
- Xem tiểu phẩm Ông táo lên trời báo cáo về việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của gia đình Việt.
- Chia sẻ ý kiến về cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe học sinh Việt Nam từ những bữa ăn gia đình.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu và chia sẻ với các bạn.
Lời giải chi tiết:
- Học sinh tự thực hiện.
- Cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe học sinh Việt Nam từ những bữa ăn gia đình:
+ Lựa chọn thực phẩm tươi sạch.
+ Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
+ Ăn chín, uống sôi.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thức ăn.
+ Bảo quản đồ ăn đúng cách.
Bếp nhà em
Câu 1: Chơi trò chơi “Nếu…thì…”
Chia lớp thành đội “Nếu” và đội “Thì” để dự đoán nguy cơ sẽ xảy ra nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp.
Phương pháp giải:
Em dựa theo gợi ý để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
- Nếu bát đũa mốc thì thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn.
- Nếu đồ ăn bị thiu thì dễ bị đau bụng.
- Nếu sử dụng thực phẩm quá hạn thì dễ bị ngộ độc.
Câu 2
Thảo luận về những việc cần làm để đảm bảo vệ sinh an toàn trong ăn uống.
- Mỗi nhóm chọn một vấn đề để thảo luận.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện vệ sinh an toàn trong ăn uống tại bếp nhà em.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Phương pháp giải:
Em thảo luận theo nhóm để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: chủ đề “cách lựa chọn thực phẩm”
- Luôn chọn thực phẩm tươi sạch
+ Chọn hoa quả: tươi, không bị héo, dập nát.
+ Chọn thịt: có màu tươi, đàn hồi tốt, săn chắc, không có mùi và không bị nhão, chảy nước.
+ Chọn rau: tươi, không bị héo, dập nát hay có lá vàng
- Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc
- Ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm do nhà mình hoặc người thân tự trồng cấy, sản xuất được.
- Quan sát hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm khi mua đồ đóng sẵn