Giải khoa học tự nhiên 7 bài 28 trang 133, 134, 135 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 cánh diều Chủ đề 9. Cảm ứng ở sinh vật


Bài 28. Tập tính ở động vật trang 133, 134, 135 Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều

Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

Câu hỏi tr 133

Mở đầu

Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng(trả lời)thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động của mèo và chuột:

+ Hoạt động của mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột.

+ Hoạt động của chuột là chạy trốn mèo.

- Hoạt động của mèo và chuột cũng là cảm ứng vì đây đều là những phản ứng của mèo hoặc chuột trước kích thích của môi trường: Đối với mèo thì kích thích đó chính là con mồi – chuột, còn đối với chuột thì kích thích đó chính là vật ăn thịt – mèo.

Câu hỏi

1. Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết.

2. Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Phương pháp giải

- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường.

- Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Các tập tính như kiếm ăn,sinh sản,bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,... đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Lời giải chi tiết:

1. Ví dụ về tập tính ở động vật:

- Tập tính di cư về phía nam để tránh rét vào mùa đông.

- Tập tính săn mồi theo đàn ở các loài ăn thịt như chó sói, báo, hổ,...

- Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ở chó sói.

- Tập tính khoe mẽ lông vào mùa sinh sản ở một số loài chim.

- ....

2. Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên

quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật

thích nghi với môi trường sống.

Câu hỏi tr 134

Câu hỏi

3. Quan sát hình 28.2:

a) Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở các hình a, b, c, d.

b) Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

Phương pháp giải

- Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Các tập tính như kiếm ăn,sinh sản,bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,... đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

- Các tập tính của động vật sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài được gọi là tập tính bẩm sinh.

- Các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm được gọi là tập tính học được.

Lời giải chi tiết:

a) Ý nghĩa của các tập tính:

- Hình (a) Nhện giăng tơ là để bắt mồi và tránh kẻ thù.

- Hình (b) Khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn là để tìm kiếm thức ăn.

- Hình (c) Chim làm tổ để tạo nơi ở và nơi sinh sản.

- Hình (d) Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông (nhường đường cho những phương tiện được phép đi).

b) Phân loại các tập tính:

- Các tập tính bẩm sinh là: a, c.

- Các tập tính học được là: b, d.

Luyện tập

1. Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Phương pháp giải

- Các tập tính của động vật sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài được gọi là tập tính bẩm sinh.

- Các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm được gọi là tập tính học được.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 135

Thực hành

1. Tìm hiểu một số tập tính của động vật:

- Quan sát tập tính của một loài động vật có ở địa phương em hoặc xem video về tập tính của động vật.

- Ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính của động vật quan sát được theo mẫu bảng 28.2.

- Trình bày kết quả quan sát được.

Phương pháp giải

Em có quan sát các động vật có ở địa phương như các vật nuôi, gia sức, gia cầm,...

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

1. Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

Phương pháp giải

Khi chuột nghe thấy tiếng mèo, chúng sẽ chạy trốn. Do đó, con người ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

Lời giải chi tiết:

Chuột có tập tính lẩn trốn khi nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng mèo kêu, do đó khi dùng âm thanh tiếng mèo kêu sẽ khiến chuột sợ hãi, không dám lại gần.

Luyện tập

2. Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

Phương pháp giải

Người ta có thể ứng dụng hiểu biết về tập tính như: dạy chó đi săn, bắt kẻ gian; làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim phá hoại mùa màng; sử dụng thiên địch để tiêu diệt các loài có hại tới cây trồng,...

Lời giải chi tiết:

- Người ta chọn lọc các hạt cà phê do chồn thải ra để sản xuất ra cà phê chồn.

- Chế tạo ra vợt muỗi: lợi dụng ánh sáng để lừa muỗi vào tấm kim loại có chứa điện.

- ...

Vận dụng

2. Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy điện ban đêm diệt côn trùng có hại?

3. Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

4. Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Phương pháp giải

- Các tập tính của động vật sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài được gọi là tập tính bẩm sinh.

- Các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm được gọi là tập tính học được.

Lời giải chi tiết:

2. Các loài côn trùng sử dụng ánh sáng để định hướng đường đi, do đó người ta dùng dây điện có chứa ánh sáng vào ban đêm để thu hút chúng vào bẫy, từ đó tiêu diệt côn trùng gây hại.

3. Người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm vì:

- Tập tính kiếm ăn của mực là vào ban đêm nên câu mực vào ban đêm sẽ làm tăng số lượng mực bắt được.

- Ngoài ra, vào ban đêm, mực bị thu hút bởi nguồn ánh sáng do ngư dân tạo ra. Chiếu ánh sáng xuống mặt nước, ánh đèn câu sẽ thu hút động vật phù du, con mồi nhỏ, các loài cá nhỏ, theo đó, mực cũng sẽ bị thu hút đến tìm thức ăn, do đó cũng giúp bắt được nhiều mực hơn.

4. Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học chính là sự hình thành và thay đổi tập tính ở động vật (tập tính có thể thay đổi và có thể được hình thành mới). Trên cơ sở đó, người huấn luyện chó sẽ điều chỉnh và hợp lý quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỷ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó.

Thực hành

2. Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

Phương pháp giải

Có thể xây dựng một số thói quen tốt ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng, học tập và làm việc khoa học,...

Lời giải chi tiết:

Một số thói quen học tập khoa học:

- Cần có sự nghỉ ngơi sau mỗi 45’ học tập.

- Không học sau 11h đêm.

- Tăng cường đọc sách để rèn luyện cho não bộ.

- Làm bài tập đầy đủ và thường xuyên để não bộ nhớ được các kiến thức đã học.

- ....

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết?

Phương pháp giải

Người ta có thể ứng dụng hiểu biết về tập tính như: dạy chó đi săn, bắt kẻ gian; làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim phá hoại mùa màng; sử dụng thiên địch để tiêu diệt các loài có hại tới cây trồng,...

Lời giải chi tiết:

Những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết:

- Sắp tới mùa lạnh, chim sẻ bay thành đàn về phía nam.

- Khi trời sắp mưa to, các loài động vật sẽ tự tìm chỗ trú ẩn.

- Các động vật lưỡng cư thường kêu lâu hơn và to hơn khi chuẩn bị có giông bão.

- ....


Cùng chủ đề:

Giải khoa học tự nhiên 7 bài 17 trang 87, 88, 89 cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 18 trang 90, 91, 92 cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 19 trang 93, 94, 95, 96, 97 cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 23 trang 107, 108, 109, 110, 111 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 26 trang 122, 123, 124, 125, 126, 127cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 28 trang 133, 134, 135 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 29 trang 136, 137, 138, 139 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 31 trang 144, 145, 146 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 33 trang 151, 152, 153, 154, 155 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 34 trang 156, 157, 158, 159, 160 Cánh diều
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 35 trang 161, 162, 163, 164 Cánh diều