Giải khoa học tự nhiên 7 bài 33 trang 150, 151, 152, 153, 154 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật


Bài 33. Tập tính của động vật trang 150, 151, 152, 153, 154 Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo

Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?

CH tr 150 MĐ

Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?

Lời giải chi tiết:

Trong tự nhiên chuột và mèo là mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi, nên mỗi khi nhìn thấy mèo hay cảm thấy nguy hiểm chuột sẽ bỏ chạy.

Tuy nhiên đây là tập tính học được bản chất chuột sinh ra không sợ mèo, trong quá trình phát triển bị đuổi bắt và quan sát các đồng loại khác chuột hình thành tập tính thấy mèo sẽ bỏ chạy.

Chuột không sợ mèo

CH tr 150 CH

1. Tập tính ở động vật là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải chi tiết:

• Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

• Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật.

Ví dụ:

- Tập tính bẩm sinh:

+ Vịt con sinh ra biết bơi

+ Các loài gia cầm (gà, vịt, ngan,...) đi theo vật chuyển động chúng nhìn thấy đầu tiên.

+ Tập tính bú ở thú

+ Khóc khi buồn, cười khi vui.

+ Tập tính chăng tơ của nhện

- Tập tính học được:

+ Dừng khi thấy đèn đỏ ở người

+ Khỉ đi xe đạp

+ Vẹt biết nói

+ Chó có thể phản ứng lại các hiệu lệnh của người huấn luyện

+ Mèo bắt chuột

CH tr 150 LT

Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào cột (1), (2), (3) trong bảng sau:

Lời giải chi tiết:

CH tr 151 CH

2. Hoàn thành cột thứ (4) trong bảng ở câu 1.

Lời giải chi tiết:

CH tr 151 VD

Trước kì ngủ đông gấu thường ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu.

Lời giải chi tiết:

- Cơ chế ngủ đông giúp gấu có thể vượt qua mùa đông lạnh mà không cần thức ăn.

- Mùa đông lạnh ở các vùng ôn đới, đới lạnh gấu không thể kiếm được thức ăn, nên chúng sẽ tích trữ một lượng lớn mỡ dưới da để giữ ấm và làm năng lượng tích trữ giúp gấu vượt qua mùa đông. Tiến vào kì ngủ đông tất cả các hoạt động sống của gấu đều diễn ra chậm lại, giảm tiêu tốn năng lượng xuống mức thấp nhất.

CH tr 152 Thực hành

Phiếu quan sát thực hành:

Phương pháp giải:

Quan sát các video được cung cấp, ghi lại các tập tính quan sát được vào bảng và phân tích.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ em được quan sát video: động vật săn mồi, chim xây tổ, chim công và chim thiên đường múa để thu hút bạn tình, vịt con bơi, leo trèo ở các loài linh trưởng,..

CH tr 152 CH

3. Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình liệt kê các ứng dụng và tìm hiểu thêm dựa vào kiến thức thực tế, sách báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

CH tr 152 LT

Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn là khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuông đang quá thấp. Dựa vào đó, người ta đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong Hình 33.2?

Lời giải chi tiết:

Đây là kĩ thuật nuôi gà chuồng lạnh.

- Nuôi gà chuồng lạnh cũng giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh do khâu vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo và giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi. Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử dụng trại gà lạnh có thể lên tới 10 – 15 năm, trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2 – 3 năm là xuống cấp, có khi phải làm lại.

CH tr 153 CH

4. Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Lời giải chi tiết:

CH tr 153 VD

Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng không? Hãy giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Dựa vào tập tính chim sẽ bỏ chạy khi nhìn thấy con người, người nông dân đã sử dụng bù nhìn mô phỏng lại hình dáng con người giúp bảo vệ mùa màng.

CH tr 153 BT

1. Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi.

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng ...(1)... kích thích và ...(2)... lại các kích thích từ ...(3)... bên trong hoặc bên ngoài ...(4)..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật ...(5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở ...(6)... thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở ...(7)... thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Lời giải chi tiết:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) tiếp nhận kích thích và (2) phản ứng lại các kích thích từ (3) môi trường bên trong hoặc bên ngoài (4) cơ thể , đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5) thích nghi với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) thực vật thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) động vật thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

CH tr 154 BT

2. Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính;

(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính;

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (2), (4).

Lời giải chi tiết:

2.

D. (2), (4).

(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

• Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

CH tr 154 BT

3. Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang? Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao? Hãy đưa ra để xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.

Phương pháp giải:

Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:

Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang là: Kiến ba khoang trong vườn…đến… ăn thịt sâu non.

- Tập tính đó là:

+ Ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn.

+ Đẻ trứng trong đất.

+ Ăn sâu bọ, rầy nâu.

- Không nên tiêu diệt kiến ba khoang. Vì có thể dùng kiến ba khoang như một loại thiên địch tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa màng.

- Biện pháp để hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình:

+ Sử dụng các đèn bắt côn trùng.

+ Phát quang bụi rậm quanh khu vực sinh sống.

+ Rắc vôi bột xuống đất hạn chế kiến ba khoang đến để trứng.


Cùng chủ đề:

Giải bài 38 Khoa học tự nhiên 7 bài 38 trang 175, 176, 177, 178 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 22 trang 105, 106, 107 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 27 trang 123, 124, 125, 126, 127 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 30 tr 131, 132, 133, 134, 135, 136 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 30 trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 33 trang 150, 151, 152, 153, 154 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 35 trang 159, 160, 161, 162, 163 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 36 trang 164, 165 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 bài 37 trang 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 Chân trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 trang 155, 156, 157, 158 Chan trời sáng tạo
Giải khoa học tự nhiên 7 trang 179, 180, 181