Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực trang 76, 77, 78 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 8, soạn sgk khtn lớp 8 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 4. Tác dụng làm quay của lực - KHTN 8 Kết nối tr


Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực trang 76, 77, 78 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Tại sao khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b)?

Câu hỏi tr 76 KĐ

Tại sao khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b)?

Phương pháp giải:

Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa sẽ đẩy dễ hơn vì giá của lực càng cách xa trục quay thì moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

Câu hỏi tr 76 TN

1. Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay và các vị trí nào thì thanh không quay?

2. Mô tả tác dụng làm quay của lực Khi treo quả nặng vào điểm A và điểm C

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

1. Treo quả nặng vào vị trí A, B, C thì thanh quay và vị trí O thì thanh không quay

2. Khi treo quả nặng vào điểm A và điểm C thì thanh cân bằng

Câu hỏi tr 77 CH 1

Lấy tay tác dụng vào cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như hình 18.2. Đường chưa mũi tên biểu diễn lực còn gọi là giá của lực. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Lực làm quay cánh cửa là lực ở hình c

Câu hỏi tr 77 CH 2

1. Tác dụng lực vào vị trí nào trong hình 18.3 có thể làm tay nắm cửa quay quanh trục của nó? Vị trí nào làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó?

2. Lực tác dụng ở vị trí nào có thể làm cho tay nắm cửa dễ dàng quay hơn?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

1. Vị trí tác dụng lực  trong hình 18.3 có thể làm tay nắm cửa quay quanh trục của nó là B, C. Vị trí làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó là A

2. Lực tác dụng ở vị trí C có thể làm cho tay nắm cửa dễ dàng quay hơn.

Câu hỏi tr 77 CH 3

1. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực như thế nào?

2. Giá của lực càng xa trục thì tác dụng làm quay của lực thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

1. Lực càng lớn, momen lực càng lớn lực, tác dụng làm quay càng lớn.

2. Giá của lực càng cách xa trục quay, momen lực càng lớn tác dụng làm quay càng lớn.

Câu hỏi tr 78 CH

So sánh moment của lực F 1 , moment của lực F 2 trong các Hình 18.4a và Hình 18.4b

Phương pháp giải:

Hình 18.4a: Giá của lực càng cách xa trục quay, momen lực càng lớn tác dụng làm quay càng lớn

Hình 18.4b: Lực càng lớn, momen lực càng lớn lực, tác dụng làm quay càng lớn

Lời giải chi tiết:

Hình 18.4a: Moment của lực F 1 nhỏ hơn Moment của lực F 2 vì giá của lực F 1 nhỏ hơn lực F 2

Hình 18.4b: Moment của lực F 1 nhỏ hơn Moment của lực F 2 vì lực F 1 nhỏ hơn lực F 2


Cùng chủ đề:

Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người trang 150, 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 157, 158, 159 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
Giải Hóa học 8 kết nối tri thức - KHTN 8
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 17. Lực đẩy Archimedes trang 73, 74, 75 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực trang 76, 77, 78 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng trang 79, 80, 81, 82, 83 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trang 84, 85, 86, 87 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 88, 89, 90 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 22. Mạch điện đơn giản trang 91, 92, 93, 94 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 23. Tác dụng của dòng điện trang 95, 96, 97, 98 Kết nối tri thức