Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 42 trang 174, 175, 176 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 8, soạn sgk khtn lớp 8 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 8. Sinh vật và môi trường - KHTN 8 Kết nối tri t


Bài 42. Quần thể sinh vật trang 174, 175,176 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Trong thế giới sống, quần thể sinh vật là cấp độ tổ chức thấp nhất trong các cấp độ tổ chức trên cơ thể. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?

CH tr 174

MĐ:

Trong thế giới sống, quần thể sinh vật là cấp độ tổ chức thấp nhất trong các cấp độ tổ chức trên cơ thể. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể gồm: Kích thước quần thể, mật độ cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.

CH1:

1. Quan sát hình 42.1, cho biết trong ruộng lúa này có thể có những quần thể sinh vật nào?

2. Lấy một ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên và một quần thể vật nuôi hoặc cây trồng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 42.1 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1.

Ruộng lúa trong hình có thể có những quần thể sinh vật là: quần thể lúa, quần thể chim sáo, quần thể cua đồng, quần thể cá rô đồng …

2.

Ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên: quần thể Cá cóc ở Tam Đảo, quần thể trâu rừng.

Ví dụ về quần thể vật nuôi hoặc cây trồng: quần thể cá trắm trong ao, quần thể cây lúa trong ruộng.

CH tr 175

CH1:

Hình 42.2 biểu thị kích thước của 4 quần thể cùng sống trong một khu rừng. Em hãy quan sát hình, so sánh và rút ra nhận xét về tương quan giữa kích thước cơ thể và kích thước quần thể voi, hươu, thỏ, chuột.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 42.2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Kích thước của các quần thể theo thứ tự tăng dần là voi → hươu → thỏ → chuột.

Kích thước cơ thể của các loài theo thức tự tăng dần là chuột → thỏ → hươu → voi.

Vì vậy, kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn hơn và ngược lại.

CH2:

Dựa vào thông tin trong bảng 42.1, hãy xác định mật độ cá thể của mỗi quần thể được nhắc đến.

Phương pháp giải:

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Mật độ cá thể của từng quần thể là:

Quần thể lim xanh: 11250 : 15 = 750 cá thể/ha.

Quần thể bắp cải: 3000 : 750 = 4 cá thể/m 2 .

Quần thể cá chép: 120000 : 60000 = 2 cá thể/m 3 .

CH3:

Quan sát hình 42.3, hãy nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 42.3 và so sánh số lượng cá thể từng nhóm tuổi ở 3 dạng tháp tuổi.

Lời giải chi tiết:

- Tháp phát triển có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản nhiều hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

- Tháp ổn định có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản bằng hoặc xấp xỉ bằng số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

- Tháp suy thoái có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản ít hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

CH tr 176

CH1:

1. Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.

2. Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn và kiến thức về ảnh hưởng của môi trường sống tới quần thể.

Lời giải chi tiết:

1.

Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định.

Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể:

Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…

2.

Biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:

- Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống.

- Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn …


Cùng chủ đề:

Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 32 trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 36 trang 160, 161, 162 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 37 trang 152, 153, 154 kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 40 trang 165, 166, 167 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 41 trang 170, 171, 172 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 42 trang 174, 175, 176 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 43 trang 177, 178, 179 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 44 trang 180, 181, 182 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 45 trang 185, 186, 187 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 46 trang 188, 189, 190 Kết nối tri thức
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 47 trang 191, 192, 193 Kết nối tri thức