Bài tập chủ đề 3 trang 90 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
Một hình lập phương có cạnh 5 cm và trọng lượng 30 N sẽ gây một áp suất là bao nhiêu khi đặt lên mặt sàn nằm ngang?
Bài 1
Một hình lập phương có cạnh 5 cm và trọng lượng 30 N sẽ gây một áp suất là bao nhiêu khi đặt lên mặt sàn nằm ngang?
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức \(p = \frac{F}{S}\) để tính.
Lời giải chi tiết:
5 cm = 0,05 m
Diện tích tiếp xúc là:
S = 0,05 x 0,05 = 0,0025 m 2
Áp suất lên mặt sàn nằm ngang là:
\(p = \frac{F}{S} = \frac{P}{S} = \frac{{30}}{{0.0025}} = 12000Pa\)
Bài 2
Vì sao khi uống sữa trong hộp sữa giấy bằng ống hút, nếu hút bớt không khí trong hộp, hộp sẽ bị bẹp theo nhiều phía?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Lời giải chi tiết:
Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng áp dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
Bài 3
Trong xây dựng, khối lượng riêng của các vật liệu là thông số mà kiến trúc sư cần tính đến. Một công ty cung cấp thông tin về các loại vật liệu xây dựng, trong đó có nêu: “Kính dày 10mm; khối lượng riêng 25kg/m 2 ”. Thuật ngữ khối lượng riêng của kính cung cấp trong thông tin của công ty có chính xác không? Tính khối lượng của một vách kính dùng loại kính này, biết kích thước của vách là 2,5 m x 3 m.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Dựa vào công thức \(D = \frac{m}{S}\)để tính.
Lời giải chi tiết:
- Khối lượng riêng của của kính mà công ty cung cấp thông tin là chưa chính xác. Khối lượng riêng của kính là 2500 kg/m 3 .
- 10 mm = 0,01 m
Thể tích của vách là:
V = 2,5 x 3 x 0,01 = 0,075 (m 3 )
Khối lượng của vách kính là:
\(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 2500.0,075 = 187,5kg\)
Bài 4
Vì sao tàu chở hàng có thể nổi trên nước? Vì sao người ta có thể đo tổng trọng lượng hàng hóa trên tàu dựa vào đo khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Lời giải chi tiết:
- Con tàu nổi bởi vì trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Nước đẩy các vật thể có trọng lượng riêng nhỏ hơn nó hướng lên trên bề mặt nước.
- Vì thể tích của tổng lượng hàng hóa trên tàu sẽ bằng với thể tích mực nước dâng lên thêm, nên ta có thể tính thể tích của tổng trọng lượng hàng, từ đó tính được trọng lượng.
h: khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước
V 1 , V 2 : Thể tích của phần tàu chìm trong nước và thể tích của tổng lượng hàng hóa.
d 2 : Trọng lượng riêng của hàng hóa
P 2 : Trọng lượng của hàng hóa
Ta có: V 1 = V 2 => V 2 = S 2 .h => \({d_2} = \frac{{{P_2}}}{{{V_2}}} \Rightarrow {P_2} = {d_2}.{V_2}\)
Bài 5
Dùng xẻng nào trong hình 1 khi ấn sâu vào đất sẽ dễ dàng hơn? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Lời giải chi tiết:
Dùng xẻng xanh dương sẽ dễ dàng nhất vì khi ấn xẻng xuống đất cần tăng áp lực nên phải giảm diện tích tiếp xúc của xẻng và mặt đất.