Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 92, 93, 94 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Quan sát hình 18.1, chỉ ra các đơn chất kim loại, các đơn chất phi kim
CH tr 92 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 92 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 18.1, chỉ ra các đơn chất kim loại, các đơn chất phi kim
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 18.1
Lời giải chi tiết:
Các đơn chất kim loại: vàng, đồng, nhôm
Các đơn chất phi kim: phosphorus đỏ, iodine, bromine
CH tr 92 CH
Trả lời câu hỏi trang 92 SGK KHTN 9 Cánh diều
Kể tên hai đơn chất phi kim ở thể khí và nêu ứng dụng của chúng
Phương pháp giải:
Dựa vào các khí phi kim đã học ở môn khoa học tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Hai đơn chất phi kim ở thể khí là: O 2 và N 2
Ứng dụng của O 2 : duy trì sự sống của động thực vật
Ứng dụng của N 2 : bảo quản máu, sản xuất phân đạm
CH tr 94 CH
Trả lời câu hỏi trang 94 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lập bảng so sánh những điều khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loai và phi kim
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí kim loại |
Tính chất vật lí phi kim |
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim |
- Hầu như không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim |
- Thường ở thể rắn ở điều kiện thường |
- Tồn tại cả ba thể: rắn, lỏng, khí |
- Có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao |
- Có nhiệt nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp |
CH tr 94 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 94 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2:
a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố phi kim và phi kim trong bảng.
b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 18.2
Lời giải chi tiết:
a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim loại cao hơn rất nhiều so với phi kim
b) Ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể khí và thể rắn. Dựa vào nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố
CH tr 94 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 94 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại và phi kim
Lời giải chi tiết:
Khi dùng búa đập đinh sắt, dây đồng thì ít biến dạng hoặc dẹp đi vì kim loại có tính dẻo
Khi dùng búa đập mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thì vỡ vụn vì phi kim không có tính dẻo.
CH tr 95 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 95 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cho phản ứng: 2Na + Cl 2 \( \to \)2NaCl
a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên
b) Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử NaCl
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của phi kim
Lời giải chi tiết:
a) Quá trình cho electron của Na: \(Na \to N{a^ + } + 1{\rm{e}}\)
Quá trình nhận electron của Cl 2 : \(Cl + 1{\rm{e}} \to C{l^{ - 1}}\)
b) Loại liên kết trong NaCl là liên kết ion
CH tr 95 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 95 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy hai ví dụ minh họa cho sự khác nhau giữa tính chất hóa học của kim loại và phi kim
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và phi kim
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: kim loại + oxygen \( \to \)oxide base
2Mg + O 2 \( \to \)2MgO
Phi kim + oxygen \( \to \) oxide acid
S + O 2 \( \to \)SO 2
CH tr 95 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 95 SGK KHTN 9 Cánh diều
Vì sao các đồ vật làm từ thép như song cửa, cánh cửa, hàng rào thường được phủ một lớp sơn trước khi đưa vào sử dụng?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
Vì các đồ vật làm từ kim loại thường bị ăn mòn sau thời gian sử dụng, nên thường được phủ một lớp sơn trước khi đưa vào sử dụng.