Processing math: 100%

Giải mục 1 trang 80, 81 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 7, giải toán lớp 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 16. Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng t


Giải mục 1 trang 80, 81 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức

Hãy nêu tên tất cả các tam giác cân trong Hình 4.59. Với mỗi tam cân đó, hãy nêu tên cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của chúng.

Câu hỏi

Hãy nêu tên tất cả các tam giác cân trong Hình 4.59. Với mỗi tam cân đó, hãy nêu tên cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của chúng.

Phương pháp giải:

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. Hai cạnh bằng nhau đó gọi là 2 cạnh bên, cạnh còn lại của tam giác gọi là cạnh đáy.

Lời giải chi tiết:

+) Tam giác ABD cân tại đỉnh A có:

AB, AD là 2 cạnh bên

BD là cạnh đáy

ˆB,ˆD là 2 góc ở đáy

ˆA là góc ở đỉnh

+) Tam giác ADC cân tại A có:

AC, AD là 2 cạnh bên

DC là cạnh đáy

ˆC,ˆD là 2 góc ở đáy

ˆA là góc ở đỉnh

+) Tam giác ABC cân tại A có:

AB, AC là 2 cạnh bên

BC là cạnh đáy

ˆC,ˆB là 2 góc ở đáy

ˆA là góc ở đỉnh

HĐ 1

Quan sát tam giác ABC cân tại A như Hình 4.60. Lấy D là trung điểm của đoạn thẳng BC.

a) Chứng minh rằng Δ ABD = Δ ACD theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh.

b) Hai góc B và C của tam giác ABC có bằng nhau không?

Phương pháp giải:

a)      Chứng minh ba cạnh của 2 tam giác trên bằng nhau

b)      Từ câu a) suy ra 2 cặp góc tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a)      Xét hai tam giác ABD và ACD có:

AB=AC

AD chung

BD=DC

=>ΔABD = ΔACD (c.c.c)

b) Do ΔABD = ΔACD nên ˆB=ˆC( 2 góc tương ứng)

HĐ 2

Cho tam giác MNP có ˆM=ˆN. Vẽ tia phân giác PK của tam giác MNP(KMN).

Chứng minh rằng:

a) ^MKP=^NKP;

b) ΔMPK=ΔNPK;

c) Tam giác MNP có cân tại P không?

Phương pháp giải:

a) Sử dụng định lí: Tổng 3 góc trong một tam giác bằng 180 độ

b) Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh - góc

c) Sử dụng định nghĩa tam giác cân: Tam giác MNP cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau

Lời giải chi tiết:

a)

Xét tam giác MPK có:

^PKM+^MPK+^KMP=180o

Xét tam giác NPK có:

^PKN+^NPK+^KNP=180o

^KMP=^KNP;^MPK=^NPK

Suy ra ^MKP=^NKP.

b)Xét hai tam giác MPK và NPK có:

^MPK=^NPK

PK chung

^MKP=^NKP

=>ΔMPK=ΔNPK(g.c.g)

c) Do ΔMPK=ΔNPK nên MP=NP (2 cạnh tương ứng)

=> Tam giác MNP cân tại P.

Luyện tập 1

Tính số đo các góc và các cạnh chưa biết của tam giác DEF trong Hình 4.62.

Phương pháp giải:

Chứng minh tam giác DEF cân tại F từ đó suy ra số đo các góc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1: Vì tam giác DEF có DF=FE(=4cm) nên tam giác DEF cân tại F.

Mà ˆE=600

Do đó, ΔDEF đều. (Tam giác cân có 1 góc bằng 600)

ˆD=ˆF=ˆE=600.

Vì tam giác DEF đều nên DE = DF = FE = 4cm.

Cách 2: Xét tam giác DEF có DF=FE(=4cm) nên tam giác DEF cân tại F.

Suy ra ˆE=ˆD=60o ( tính chất tam giác cân)

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác vào tam giác DEF, ta có:

ˆD+ˆE+ˆF=180o60o+60o+ˆF=180oˆF=60o

Vì tam giác DEF đều nên DE = DF = FE = 4cm.

TTN

Thử thách nhỏ

Một tam giác có gì đặc biệt nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau:

a) Tam giác có ba góc bằng nhau?

b) Tam giác cân có một góc bằng 60°?

Phương pháp giải:

Áp dụng: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau hoặc ba góc bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a)      Tam giác có ba góc bằng nhau là tam giác đều

b)      Tam giác cân có 1 góc bằng 60 độ là tam giác đều.


Cùng chủ đề:

Giải mục 1 trang 63, 64, 65 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 70, 71 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 72 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 75, 76, 77 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 77,78,79 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 80, 81 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 86, 87 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 89, 90 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 93, 94 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 94, 95 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 100, 101 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức