Giải mục 1 trang 97, 98, 99 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
Kết quả điều tra cân nặng của một số học sinh lớp 9 được ghi lại trong bảng sau: Quan sát Bảng 10.5 và cho biết: a) Số đo cân nặng của các học sinh được điều tra có những giá trị nào? b) Bao nhiêu học sinh cân nặng 47 kg? Bao nhiêu học sinh cân nặng 48 kg? c) Tổng số học sinh được điều tra là bao nhiêu? Giải thích cách tìm kết quả.
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 97 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Kết quả điều tra cân nặng của một số học sinh lớp 9 được ghi lại trong bảng sau:
Quan sát Bảng 10.5 và cho biết:
a) Số đo cân nặng của các học sinh được điều tra có những giá trị nào?
b) Bao nhiêu học sinh cân nặng 47 kg? Bao nhiêu học sinh cân nặng 48 kg?
c) Tổng số học sinh được điều tra là bao nhiêu? Giải thích cách tìm kết quả.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề bài và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Số đo cân nặng của các học sinh được điều tra có những giá trị là 47 kg, 48 kg, 49 kg, 50 kg, 52 kg.
b) Có 2 học sinh cân nặng 47 kg, có 7 học sinh cân nặng 48 kg.
c) Tổng số học sinh điều tra là 20 học sinh, cách tìm kết quả là cộng hết hàng ngang số học sinh là ra tổng số học sinh.
HĐ2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 98 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Để quyết định mức năng suất và chế độ khen thưởng, lãnh đạo nhà máy theo dõi thời gian hoàn thành một số sản phẩm của một số công nhân và thống kê kết quả điều tra trong bảng sau:
a) Đa số công nhân hoàn thành sản phẩm với thời gian bao nhiêu phút?
b) Nhà máy nên đề ra định mức thời gian hoàn thành sản phẩm trong khoảng bao nhiêu phút? Để xét khen thưởng, nhà máy nên đặt điều kiện thời gian hoàn thành sản phẩm là bao nhiêu phút?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề bài và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Đa số công nhân hoàn thành sản phẩm với thời gian 44 phút.
b) Nhà máy nên đề ra định mức thời gian hoàn thành sản phẩm trong khoảng 42 phút đến 45 phút. Để xét khen thưởng, nhà máy nên đặt điều kiện thời gian hoàn thành sản phẩm là dưới 45 phút.
LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 99 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Tổ dân phố điều tra diện tích nhà ở (đơn vị: m 2 ) của một số hộ gia đình và thống kê trong bảng sau:
a) Lập bảng tần số diện tích nhà ở của các hộ dân được điều tra.
b) Từ bảng đã lập, cho biết: Diện tích nhà ở nhỏ nhất và lớn nhất của các hộ dân là bao nhiêu? Bao nhiêu gia đình có diện tích nhỏ nhất? Diện tích nào chiếm số đông nhất trong các hộ gia đình?
Phương pháp giải:
Bảng tần số là bảng biểu diễn dữ liệu, trong đó:
Dòng (cột) thứ nhất ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu điều tra;
Dòng (cột) thứ hai ghi tần số của giá trị tương ứng ở dòng (cột) thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Để lập bảng tần số, ta thực hiện các bước sau:
Xác định các giá trị của dấu hiệu điều tra:
Trong Bảng 10.8 ta thấy có 6 giá trị khác nhau là 80, 120, 140, 150,160, 180. Đây chính là 6 giá trị của dấu hiệu điều tra.
Xác định tần số của mỗi giá trị:
Đếm số lần xuất giá trị 80 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 80 là 4.
Đếm số lần xuất giá trị 120 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 120 là 6.
Đếm số lần xuất giá trị 140 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 140 là 4.
Đếm số lần xuất giá trị 150 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 150 là 6.
Đếm số lần xuất giá trị 160 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 160 là 3.
Đếm số lần xuất giá trị 180 trong Bảng 10.8, ta có tần số của giá trị 180 là 1.
Lập bảng tần số:
b) Diện tích nhà ở nhỏ nhất là 80 m 2 và lớn nhất là 180 m 2 .
Có 4 gia đình có diện tích nhỏ nhất.
Diện tích 120 m 2 và 150 m 2 chiếm số đông nhất trong các hộ gia đình.