Processing math: 100%

Giải mục I trang 69, 70 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Vật lí 10, giải lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống


Giải mục I trang 69, 70 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức

Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất. Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 10 N. Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng.

Hoạt động 1

Giải hoạt động 1 trang 69 SGK Vật Lí 10

Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ.

Lời giải chi tiết:

Khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất vì chúng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.

Câu hỏi 1

Giải câu hỏi 1 trang 69 SGK Vật Lí 10

Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 10 N.

a) Tính trọng lượng và khối lượng của vật treo vào lực kế. Lấy g=9,8m/s2.

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).

Phương pháp giải:

- Sử dụng công thức: P=mg

- Phân tích và biểu diễn các lực tác dụng lên vật.

Lời giải chi tiết:

a)

- Lực kế đang chỉ 10 N => trọng lượng của vật treo vào lực kế là 10 N.

- Khối lượng của vật treo là:

P=mgm=Pg=109,8=1,02(kg)

b)

Các lực tác dụng lên vật gồm: trọng lực P và lực đàn hồi của lực kế Fdh. Hai lực này cân bằng nhau.

Hoạt động 2

Giải hoạt động 2 trang 70 SGK Vật Lí 10

Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng

- Chuẩn bị: một số tấm bìa các-tông phẳng, mỏng; dây treo; thước thẳng; bút chì; kéo.

- Tiến hành:

Thí nghiệm 1: Hãy xác định trọng tâm của tấm bìa các-tông vật ở Hình 17.3 và giải thích rõ cách làm của em.

Thí nghiệm 2: Cắt một số tấm bìa các-tông thành hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều. Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng kết luận sau:

“Trọng tâm của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật”.

Lời giải chi tiết:

- Thí nghiệm 1:

Để xác định được trọng tâm của tấm bìa Hình 17.3 ta có thể làm như sau:

+ Đục 1 lỗ nhỏ ở 1 cạnh của tấm bìa, sau đó dùng dây treo buộc vào lỗ và treo thẳng đứng tấm bìa lên. Đến khi tấm bài ở trạng thái cân bằng, dùng thước thẳng và bút chì kẻ 1 đường thẳng dọc theo phương của dây treo.

+ Làm tương tự như vậy với một điểm treo khác trên tấm bìa.

+ Xác định giao điểm của 2 đường thẳng. Đó chính là trọng tâm của tấm bìa.

- Thí nghiệm 2: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm.

Câu hỏi 2

Giải câu hỏi 2 trang 70 SGK Vật Lí 10

Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là 9,80m/s2, ta được P = 9,80 N. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do 9,78m/s2thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: P = m.g

Lời giải chi tiết:

Khối lượng của vật là:

m=Pg=9,809,80=1(kg)

Trọng lượng của vật khi ở nơi có gia tốc 9,78m/s2 là:

P=mg=1.9,78=9,78N.


Cùng chủ đề:

Giải mục I trang 44 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 49, 50, 51 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 56, 57 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 60 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 67 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 69, 70 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 72, 73 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 77, 78 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục II trang 14, 15 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục II trang 19 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục II trang 23, 24 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức