Giải bài Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp trang 14 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
Dựa vào văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
Câu 1
Câu 1 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Dựa vào văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
Phương pháp giải:
Đọc lại bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp trong SGK, trang 37 để trả lời những câu hỏi mà đề bài đã đưa ra.
Lời giải chi tiết:
- Những điểm nổi bật về thời đại, dòng họ, gia đình có ảnh hưởng tới cuộc đời Nguyễn Du:
Thời đại, dòng họ, gia đình Nguyễn Du |
Cuộc đời Nguyễn Du |
1. Thời đại Có nhiều biến cố lịch sử to lớn: giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh; thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc; sự thiết lập triều đình nhà Nguyễn |
1. Những ảnh hưởng: - Cuộc đời đầy thăng trầm, từng trải (trải qua nhiều hoàn cảnh sống, nhiều địa vị khác nhau…) - Cuộc đời với vốn sống phong phú: vống sống từ “những điều trông thấy” trong xã hội (đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều môi trường văn hóa khác nhau); vốn sống từ sách vở (tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa Trung Quốc),.... |
2. Dòng họ, gia đình - Truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan. - Truyền thống văn hóa, văn học |
2. Những ảnh hưởng: - Môi trường, hoàn cảnh sống, điều kiện thuận lợi trên con đường khoa bảng để phát triển tài năng. - Môi trường thuận lợi để tiếp nối và phát huy truyền thống văn hóa, phát triển tài năng văn học. |
- Những ảnh hưởng của cuộc đời Nguyễn Du tới sáng tác của ông:
Cuộc đời Nguyễn Du |
Thơ văn Nguyễn Du |
- Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú - Tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều hạng người trong xã hội. - Ảnh hưởng tinh hoa văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài, từ văn hóa, văn học dân gian đến văn hóa, văn học bác học |
- Phản ánh hiện thực xã hội từ “những điều trông thấy” đem đến giá trị hiện thực của sáng tác văn học (hiện thực xã hội Trung Quốc qua thơ chữ Hán, xã hội Việt Nam qua Truyện Kiều ) - Đồng cảm trước bi kịch, đồng tình với khát vọng của con người, đặc biệt là với những người tài sắc, những số phận đau khổ, bất hạnh (phụ nữ, trẻ em, những người nghèo khổ…) đem đến giá trị nhân đạo của tác phẩm văn chương - Tiếp thu và sáng tạo về nghệ thuật, đạt tới những đỉnh cao nhất về nghệ thuật thơ ca (với thơ chữ Hán), nghệ thuật văn chương Nôm (truyện thơ Nôm với Truyện Kiều, văn tế với Văn Tế thập loại chúng sinh) |
Câu 2
Câu 2 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong phần 2. Nguyễn Du - Nhà nhân đạo chủ nghĩa ở 41, SGK Ngữ Văn 11, tập 1, giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được nói rất rõ trong phần này.
Lời giải chi tiết:
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
– Lòng thương người: Thương những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc (ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...); thương những người nghèo khổ (ông già mù hát rong, mẹ con người ăn xin,...); thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,...),
– Trân trọng đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ; tài năng và khí tiết của Tống Nhạc Phi,...).
– Lòng tự thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện, có đơn, bơ vơ trước cuộc đời,… Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá nhân, the hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Câu 3
Câu 3 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Phương pháp giải:
Trong phần II. Đại thi hào dân tộc trong SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 39 - 40 có viết rất rõ giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du. Đọc và tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
- Giá trị hiện thực trong thơ văn Nguyễn Du có liên quan tới quan điểm sáng tác của tác giả: viết từ “những điều trông thấy”. Quan điểm này thể hiện trong cả thơ chữ Hán (bài Sở kiến hành – Những điều trông thấy ) và Truyện Kiều (câu thơ. “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”).
- Giá trị hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm chữ Hán và Truyện Kiều.
a. Giá trị hiện thực của thơ chữ Hán
– Trong thơ chữ Hán, tác giả tập trung phản ánh những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…) hoặc những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,…).
– Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra và ghi lại những bất công của xã hội: tầng lớp thống trị thì sống xa hoa còn người dân thì sống trong đói nghèo, cơ cực. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo.
b. Giá trị hiện thực của Truyện Kiều
- Nguyễn Du mượn câu chuyện nước ngoài, mượn xã hội triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh hiện thực xã hội thời đại ông.
- Tác giả phản ánh những thế lực tàn bạo trong xã hội với tầng lớp quan lại từ thấp đến cao, những kẻ lưu manh từ “quân buôn người” đến phường lừa lọc, bất nhân; sự khuynh đảo của đồng tiền “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
- Tác phẩm còn phản ánh cuộc sống của người dân vô tội, những thân phận nhỏ bé bị áp bức đau khổ mà điển hình là gia đình Thuý Kiều, thân phận Thuý Kiều.
- Với cái nhìn hiện thực sâu sắc, Nguyễn Du thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội. Chính vì vậy, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du ở Truyện Kiều cũng mang sức mạnh lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo.
Câu 4
Câu 4 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Theo em, vì sao Hoài Thanh nhận định “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ”?
Phương pháp giải:
Để hiểu vì sao Hoài Thanh nhận định “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ”, trước hết cần hiểu cách viết hình ảnh “tấm gương oan khổ” là để nói về điều gì, tiếp đến là lấy những dẫn chứng từ nhân vật Thúy Kiều để làm sáng tỏ nhận định của nhà nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
– Trong cách viết hình ảnh “tấm gương oan khổ” thì “tấm gương” mang ý nghĩa tiêu biểu, điển hình, người khác soi vào có thể thấy mình trong đó. Cuộc đời của Thuý Kiều là điển hình, tiêu biểu cho những khổ đau oan khuất của nhiều cuộc đời trong xã hội xưa. Soi vào đời Kiều thấy đau khổ của nhiều người và ngược lại đau khổ của nhiều người thấy trong cuộc đời Kiều.
– Đời Kiều là sự hội tụ, điển hình cho những bi kịch của con người nói chung người phụ nữ nói riêng: bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, bi kịch “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”, bi kịch về quyền sống...
Câu 5
Câu 5 (trang 14, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Những khát vọng nào của con người trong xã hội trước đây được thể hiện qua Truyện Kiều?
Phương pháp giải:
Liên hệ từ những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo đã được biết sau khi tìm hiểu Truyện Kiều để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những khát vọng của con người trong xã hội trước đây được thể hiện qua Truyện Kiều.
Cần phải thấy rằng giữa bi kịch và khát vọng của con người có mối liên quan với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Con người càng đau khổ ở phương diện nào thì càng có khát vọng mạnh mẽ ở phương diện đó.
Truyện Kiều thể hiện những khát vọng cơ bản, những khát vọng lớn của con người trong xã hội xưa:
– Khát vọng tình yêu tự do qua mối tình Thuý Kiều – Kim Trọng.
– Khát vọng nhân phẩm qua thái độ của các nhân vật và thái độ của chính tác giả trân trọng, đề cao tiết hạnh, nhân phẩm của Kiều.
– Khát vọng hạnh phúc gia đình qua màn đại đoàn viên, gia đình đoàn tụ ở cuối tác phẩm.
– Khát vọng tự do qua hình tượng nhân vật Từ Hải với ý chí và hành động hướng tới tự do: “Chọc trời khuấy nước mặc dầu”, không chịu "Bỏ thân về với triều đình” mà “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”.
– Khát vọng công lí qua hình tượng nhân vật Từ Hải “Giữa đường dầu thấy bất bằng mà tha” và màn trả ân báo oán của Thuý Kiều.
– Trên tất cả là khát vọng sống với hình tượng nhân vật Thuý Kiều từ thân phận “con ong, cái kiến” bị áp bức, dập vùi, đau khổ vươn lên đòi quyền được sống, quyền hạnh phúc, có những lúc đã trong vị thế quan toà điều hành cán cân công lí.
Câu 6
Câu 6 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Phân tích sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Phương pháp giải:
Liên hệ từ việc phân tích Truyện Kiều để thấy được sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Truyện Kiều thuộc thể loại truyện thơ Nôm nên nhân vật trong tác phẩm cũng mang đặc điểm chung của nhân vật truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, với tài năng của một đại thi hào, Nguyễn Du vừa kế thừa truyện thơ Nôm, vừa có những sáng tạo lớn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU |
|
Kế thừa truyện thơ Nôm |
Những sáng tạo của Nguyễn Du |
- Nhân vật phân theo loại: chính diện - phản diện, tốt - xấu, thiện - ác. - Nhân vật được miêu tả với những biểu hiện bên ngoài (dáng vẻ, hành động, ngôn ngữ đối thoại) - Nhân vật là những tính cách đã định hình; tác động của hoàn cảnh có tác dụng làm nổi bật tính cách đã có ở nhân vật |
- Có những nhân vật khó phân theo loại, tốt và chưa tốt đan xen. - Nhân vật được miêu tả với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy nghĩ bên trong, lời độc thoại nội tâm) - Nhân vật có sự thay đổi tính cách, tác động của hoàn cảnh làm thay đổi tính cách |
Câu 7
Câu 7 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Tìm một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay.
Phương pháp giải:
Đọc và tìm trong Truyện Kiều một số câu thơ hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay thông qua những dấu hiệu, đặc điểm của ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày đã được học.
Lời giải chi tiết:
Một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay:
– Nói về niềm tin vào sự việc, công việc nào đó: “Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau”, “Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai”.
– Nói về sự gặp gỡ: “Hữu tình ta lại gặp ta”.
– Nói về chia li với nỗi buồn: “Chưa vui sum họp đã sầu chia li” ; chia li với mong đợi niềm vui ngày gặp lại: “Chén đưa nhớ buổi hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau”.
– Nói về lòng chung thuỷ: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.
– Khen ngợi, đề cao: “ Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”, “Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành”.
Câu 8
Câu 8 (trang 15 - 16 - 17, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nào sau đây:
b. Xác định đoạn chủ đề của văn bản, từ đó nêu lên nội dung chính của văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
c. Nêu trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản.
d. Cảm nhận của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản kết hợp cùng những hiểu biết của cá nhân cũng như tài liệu tham khảo để có thể thực hiện được những yêu cầu mà đề bài nêu ra.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nghị luận văn học bởi trong đoạn trích, người viết sử dụng những thông tin mang tính chính xác, tập trung vào việc bàn về những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Du; đồng thời, những dẫn chứng đều mang tính thực tế, có căn cứ, thuyết phục người đọc.
→ Đáp án đúng: D. Nghị luận văn học.
b. Đoạn chủ đề của văn bản: “Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời của nh Tiêu biểu nhất là hình ảnh Thuý Kiều”.
Nội dung chính của văn bản: Phân tích những bi kịch của nhân vật Thuý Kiểu tiêu biểu cho bi kịch của những người sắc tài mà mệnh bạc trong xã hội cũ. Qua đó, khẳng định tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du: vừa trân trọng, vừa xót thương những người có tài, có sắc mà số phận bi đát.
c. Trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản:
d. Đoạn văn mẫu:
Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc thông qua việc tận tâm chia sẻ những khó khăn, nỗi đau của những người có tài có sắc trong cuộc đời bế tắc. Với Nguyễn Du, họ là biểu tượng của những người tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống, và qua đó, ông tìm thấy một cách để thể hiện tình cảm và sự đồng cảm đối với họ.
Hình ảnh của Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" là một ví dụ đáng chú ý. Dù có tài có sắc, Thuý Kiều không được hưởng hạnh phúc trong cuộc đời. Nguyễn Du mô tả những nỗi khổ mà Kiều phải trải qua, từ việc hy sinh để chuộc cha đến những bi kịch và thử thách không ngừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù gặp phải nhiều khó khăn, Thuý Kiều vẫn giữ vững tấm lòng nhân đạo và sẵn sàng hy sinh cho người thân, thể hiện tình yêu và lòng kiên nhẫn vượt qua mọi gian nan.
Nguyễn Du qua tác phẩm "Truyện Kiều" đã vẽ lên một bức tranh đẫm nước mắt về tình yêu, lòng nhân ái và khó khăn trong cuộc sống. Tấm lòng nhân đạo của ông được thể hiện qua việc đặt mình vào vị trí của những người bị khó khăn, thể hiện thông qua cách mà ông xây dựng và đối xử với những nhân vật trong tác phẩm.