Giải Nói và nghe trang 37 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo Bài 3: Sự sống thiêng liêng - SBT Ngữ văn 8 Chân trời s


Giải Nói và nghe trang 37 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ tóm tắt dàn ý bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Thực hiện đề bài sau

Câu 1

Câu 1 (trang 37, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Vẽ sơ đồ tóm tắt dàn ý bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về phần Nói và nghe để vẽ sơ đồ tóm tắt các bước thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá.

Câu 2

Câu 2 (trang 37, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Thực hiện đề bài sau:

Bài viết em gửi tham dự cuộc thi “Cuộc sống trong mắt tôi” được ban tổ chức lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm cùng tên do nhà trường tổ chức trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Từ nội dung bài viết, em hãy thực hiện bài nói để trình bày.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức kết hợp với những hiểu biết của bản thân để đưa ra lí do cũng như cần lưu ý điều gì khi ghi chép.

Lời giải chi tiết:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tên tôi là..... Học sinh lớp...... Trường...... Hôm nay, trong tiết sinh hoạt đầu tuần, tôi muốn trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội mà tất cả mọi người đều đã từng trải qua.

Có một chân lí mà đôi khi ta không thể hiểu, và đôi khi ta bắt gặp những gương mặt quen thuộc ngoài đường phố, những người tưởng như trẻ lắm, nhưng trong lòng lại mang một sự già cỗi, đơn điệu, và buồn tẻ. Ta nói, trái tim họ không còn trẻ nữa rồi. Nhưng, có những người, khi ta gặp, họ dường như trông đã có tuổi, nhưng thực chất có khi họ lại chính là những con người trẻ, trái tim trẻ, và sức trẻ. Vì vậy, mà có người từng nói: “Cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc. Mà là khát vọng.”

Câu nói tưởng chừng như vô lí, nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tác giả trong câu nói đối lập lại giữa hai thứ, đó chính là hình thức bề ngoài với nội tâm bên trong. Vì sao tác giả lại cho rằng? điều khiến ta trẻ lại không nằm ở tuổi tác, sức vóc mà lại ở khát vọng?

Có lẽ ta chưa từng xa lạ với cụm từ này, với thứ gọi là “khát vọng”. Vậy khát vọng là gì mà lại khiến ta “trẻ” được? Khát vọng, là những ý thức, tư tưởng, có tính chất tích cực. Con người ta có nuôi dưỡng niềm khát vọng, khi vẫn còn yêu đời, không bị những tác nhân bên ngoài tác động vào mình, còn muốn cống hiến, muốn hiến dâng trái tim khối có mình, công sức của mình để xây dựng cuộc sống. Khi ta có khát vọng, lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm nhận cuộc sống bằng con mắt của người trong cuộc, tích cực, và không ngừng nỗ lực để cái tạo cuộc sống, để sống có ý nghĩa và quyết tâm cố gắng nhất có thể.

Chính vì lẽ đó, mà tác giả trong câu nói đã khẳng định, con người ta, sự trẻ không nằm trong sự biểu hiện bề ngoài. Ta có sức khỏe, ấy là một hiện tượng sinh lí tốt và bình thường, một người trẻ tuổi, nhưng lại có lối sống hưởng thụ như một người đã già và không còn sức lao động, người ấy cũng không được coi là trẻ. Trẻ không nằm ở hai điều đó, khi ta dù không đủ sức khỏe, hay khi ta tuổi đã trên 50. Nhưng ta có một lối sống trẻ, một ước mơ lí tưởng, đam mê và cống hiến, lúc nào cũng rạo rực nhiệt huyết, sự năng động tràn trề. Đó là trẻ, và trẻ chính là như vậy. Trẻ nằm trong khát vọng, tuổi trẻ không làm ra khát vọng, nhưng khát vọng làm ra tuổi trẻ. Là lẽ như vậy.

Nói đến sự trẻ này, ta không thể không kể đến một ví dụ quan trọng và điển hình. Như phong trào thơ mới, là nơi thi nhân đi tìm tiếng nói và thể hiện khát khao riêng của mình. Và vì thế mà không thể không tưởng rằng, Phan Khôi với bài tình già của mình, tuy đã nhiều tuổi, nhưng ông chính là người dạo bản đàn phong trào thơ mới. Làm nên chất trẻ cho bao thi nhân sau này. Xuân Diệu, khát khao yêu đương, tiếng nói yêu đương là sự trẻ nhất ta cần phải kể đến. Xuân Diệu không phải người nổi tiếng có sức vóc, nhưng đọc thơ Xuân Diệu, ta mặc nhiên nghĩ ông chính là nhà thơ của thế hệ trẻ, và vì sao khi bước vào làng văn thơ, ông đã có vị trí trong lòng giới trẻ. Tuy nhiên ngày nay có những bạn trẻ sống bê tha, có lối sống hưởng thụ an nhàn trong khi chưa tạo ra thành quả, điều đó đáng phê phán, và họ đang tự giết chết cuộc sống của chính mình. Và ta cần học tập những tấm gương như Xuân Diệu, luôn nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng trong trái tim mình.

Nói chung, đây là một nhận định rất thú vị và chính xác. Mục đích nhấn đến tầm quan trọng của khát vọng sống. Và giúp ta hiểu rõ hơn về chính mình, nhờ có câu nói này, ta có thể ngay bây giờ tạo cho mình một trái tim trẻ, là người trẻ trung năng động, và nhiệt huyết, để luôn nuôi dưỡng khát khao của bản thân, để không ngừng sống có ý nghĩa.


Cùng chủ đề:

Giải Nói và nghe trang 8 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 11 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 22 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 25 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 37 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 39 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 51 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 60 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 70 SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Giải Nói và nghe trang 73 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo