Giải Phần 2. Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Văn lớp 11 Kết nối tri thức Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hi


Phần 2. Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội trang 42 Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức

Bạn thấy có những từ ngữ nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây? Bạn có dùng những từ ngữ ấy không và dùng trong trường hợp nào? Trong khi có nhiều từ ngữ mới xuất hiện thì cũng có một số từ ngữ từng được dùng phổ biến nhưng nay dường như bị biến mất. Thử tìm một vài từ ngữ như vậy.

Câu hỏi đầu bài 1

Câu 1 (trang 42, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn thấy có những từ ngữ nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây? Bạn có dùng những từ ngữ ấy không và dùng trong trường hợp nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà em biết: quá cảnh, hết date, hát dạo, fan thời vụ…

Em có dùng những từ ngữ ấy:

- hết date để chỉ những sản phẩm hết hạn sử dụng

- hát dạo để chỉ những người hát rong

- fan thời vụ để chỉ những người thích một nhóm nhạc hay người nổi tiếng nào đó trong một thời gian ngắn.

Câu hỏi đầu bài 2

Câu 2 (trang 42, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trong khi có nhiều từ ngữ mới xuất hiện thì cũng có một số từ ngữ từng được dùng phổ biến nhưng nay dường như bị biến mất. Thử tìm một vài từ ngữ như vậy.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Một vài từ ngữ đã từng xuất hiện nhưng nay dường như bị biến mất như: cách ly, giãn cách xã hội, cấm cửa, lây nhiễm… được sử dụng phổ biến trong thời kì Covid.

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 43, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức chủ yếu nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tìm hiểu tri thức để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức vay mượn tiếng nước ngoài hoặc các xu hướng xã hội tại từng thời điểm.

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 43, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi những nhân tố nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tìm hiểu tri thức để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi:

- Sự phát triển nhanh chóng của đời sống đất nước

- Việc ứng dụng công nghệ và truyền thông

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 43, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Theo bạn, khi nào thì một ngôn ngữ không phát triển nữa?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tìm hiểu tri thức và suy đoán của bản thân để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Theo em, một ngôn ngữ không phát triển nữa khi nó tồn tại trong một xã hội không phát triển, con người không năng động và tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 46, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận nào dễ biến đổi nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Những yếu tố mới của Tiềng Việt để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận dễ biến đổi nhất là từ vựng bởi tùy vào sự phát tiển của xã hội, các xu hướng hiện đại mới ra đời và kéo theo đó là sự ra đời của những từ ngữ mới. Nó được tạo ra bởi một bộ phận người và đúng trong hoàn cảnh mà họ sử dụng.

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 46, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn hiểu như thế nào về “tính mới” của một yếu tố ngôn ngữ?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Những yếu tố mới của Tiềng Việt để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

“Tính mới” của một ngôn ngữ có thể hiểu là sự biến đổi về ngữ nghĩa, quy tắc ngữ pháp không theo cách thông thường và thường chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định. Tính phổ biến của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng của mỗi người và nó thường được tạo ra và sử dụng phổ biến ở giới trẻ.

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 46, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể được phân loại theo những tiêu chí nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Những yếu tố mới của Tiềng Việt để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể phân loại theo những tiêu chí sau:

- Từ mới nhập vào hệ thống tiếng Việt: từ mượn tiếng nước ngoài, từ viết tắt

- Những từ ngữ được dùng bởi một nhóm người

- Cách dùng ngôn ngữ mới xuất hiện trong giới trẻ

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 46, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Các yếu tố ngôn ngữ có ảnh hưởng như thế nào đối với tiếng Việt?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Những yếu tố mới của Tiềng Việt để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố ngôn ngữ mang đến ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tiếng Việt:

- Tích cực: Làm vốn từ trỏe nên phong phú, giúp ngôn ngữ phát triển khả năng biểu đạt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngay cả những yếu tố mới đang tồn tại trong lời nói của một số cá nhân hay nhóm người chưa được đông đảo người Việt chấp nhận khi xét trên một số phương diện…

- Tiêu cực: Làm tổn hại đến tính chặt chẽ, hệ thống của ngôn ngữ và có thể gây trở ngại cho giao tiếp (khó hiểu, gây hiểu lầm); tạo thói quen xấu cho người dùng, nhất là giới trẻ chỉ dùng theo trào lưu mà không hiểu đầu đủ nghĩa của những từ ngữ mình dùng, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn từ…

Trong khi đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 47, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan điểm như thế nào về vấn đề vay mượn từ của tiếng nước ngoài?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra 2 quan điểm về việc vay mượn từ của tiếng nước ngoài như sau:

- Ta chỉ mượn tiếng nước ngoài khi “chữ ta không có sẵn”.

- Ta chỉ mượn những từ ngữ “khó dịch đúng” sang tiếng ta “không có chữ gì dịch”.

Trong khi đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 47, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Phân biệt ba nhóm từ gốc Hán có thể được tiếng Việt vay mượn.

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Ba nhóm từ gốc Hán:

- Nhóm từ gốc Hán được mượn bằng cách giữ nguyên ý nghĩa khi trong tiếng Việt, chưa có các từ tương ứng.

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc biểu cảm hoặc phong cách.

- Những từ gốc Hán có quan hệ đồng nghĩa với từ Việt, nhưng khác với từ Việt về màu sắc ý nghĩa và cách dùng.

Sau khi đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Hãy tìm thêm những từ gốc Hán thuộc các nhóm a, b và c mà tác giả bải viết đã nêu.

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Nhóm a: tự do, chiến tranh, đầu tiên, lính thủy, lính bộ…

Nhóm b: viên mãn – hoàn hảo, trầu trời, yên nghỉ - chết,

Nhóm c: phong – gió, non – núi, tiểu – nhỏ, đại – lớn…

Sau khi đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Em có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” bởi mục tiêu của chúng ta vẫn là sử dụng tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc. Việc mượn từ sao cho đúng chính là sử dụng chúng đúng mục đích không chỉ làm giàu có thêm tiếng Việt mà còn thể hiện rõ ý đồ của người nói.

Sau khi đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Nêu một số ví dụ vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu mà bạn cho là rất cần thiết hoặc không cần thiết.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân vào văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Một số ví dụ vay mượn ngôn ngữ châu Âu rất cần thiết: radio, google, Facebook, bu-gi, cà phê, đài cát sét, gu (ăn uống, ăn mặc…)…

- Một số ví dụ vay mượn không cần thiết: rất cool, rất like,…

Luyện tập, vận dụng 1

Câu 1 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Liệt kê một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ mà nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền khác, góp phần làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt toàn dân.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi như: cốc, chén, bát, sầu riêng, bơ, mãng cầu, dứa…

Luyện tập, vận dụng 2

Câu 2 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Tìm thêm những từ ngữ mới mà theo bạn là đã được “nhập” vào hệ thống tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Những từ mới theo em được nhập vào hệ thống tiếng Việt: kỹ thuật số, chuyển đổi số, sốt rét, AIDS, bệnh gút,…

Luyện tập, vận dụng 3

Câu 3 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Tìm thêm những từ ngữ mới trong tiếng Việt mà bạn biết và sắp xếp vào các nhóm theo gợi ý bảng sau:

BẢNG PHÂN LOẠI TỪ NGỮ MỚI TRONG TIẾNG VIỆT THEO CÁC LĨNH VỰC

Lĩnh vực

Đời sống

Khoa học, công nghệ (thuật ngữ)

Thương mại

Báo chí

Hành chính

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học được.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Đời sống

Khoa học, công nghệ (thuật ngữ)

Thương mại

Báo chí

Hành chính

Đời sống, công dân, xã hội, mạng xã hội, chuyển đổi số, dân cư, dân chủ, bình đẳng…

AI, máy móc, robot, internet, trí tuệ nhân tạo, IT, máy tính, lập trình, điều khiển, kinh tế, kinh - công,…

Chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, đơn vị tiền tệ, giao thương, hợp đồng…

Truyền thông, truyền tải, thông điệp, sa pô, giật tít, content, trang nhất,…

Quản trị, trợ lý, tiếp tân, tiếp dân, tốc ký, thư tín, điện tín, phân luồng, báo cáo, chiến lược, kiểm soát viên, giám sát viên,…

Luyện tập, vận dụng 4

Câu 4 (trang 48, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trao đổi nhóm để nhận xét, đánh giá kết quả được tổng hợp ở bài tập 3 dựa vào các gợi ý sau:

a. Từ ngữ mới xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nào? Vì sao?

b. Những từ ngữ nào ảnh hưởng tích cực, những từ ngữ nào ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng tiếng Việt trong mỗi lĩnh vực?

c. Những từ ngữ nào được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, những từ ngữ nào được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt? So sánh về tỉ lệ xuất hiện của hai nhóm từ ngữ giữa các lĩnh vực?

d. Bạn có dự đoán gì về xu hướng sử dụng yếu tố mới của ngôn ngữ ở từng lĩnh vực trong tương lai?

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả tìm được ở bài 3.

Lời giải chi tiết:

a. Từ ngữ mới xuất hiện xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ bởi sự phát triển của xã hội hiện nay là nhờ vào sự phát triển của kinh tế. Bởi vậy, việc xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này nhất và nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội sử dụng nó.

b. Những từ ngữ ảnh hưởng tích cực: chuyển đổi số, số hóa, bình đẳng, dân chủ…

Những từ ngữ ảnh hưởng tiêu cực: giật tít, mạng xã hội,…

c. Những từ mượn từ ngôn ngữ khác: sa pô, tít, content…

Những từ ngữ được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt: tiền, thư, ký, điện…

d. Theo em, xu hướng sử dụng yếu tố mới ở những lĩnh vực này tương lai sẽ ngày càng được mở rộng với nhiều từ ngữ mới hơn nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của xã hội.

Luyện tập, vận dụng 5

Câu 5 (trang 49, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư tưởng và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,

in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd, tr. 37 – 38)

a. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

b. Việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ là vấn đề đặt ra đối với riêng tiếng Việt hay là vấn đề của nhiều ngôn ngữ? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn trích và dựa vào kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn bởi xã hội sẽ ngày càng phát triển, những cái mới sẽ ngày càng được du nhập vào và để duy trì được tiếng của dân tộc, chúng ta cần phải biến đổi nó linh hoạt nhằm phù hợp với từng giai đoạn.

b. Việc giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ là vấn đề chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Bởi đó là tinh hoa văn hóa của một dân tộc, là một phương tiện phản ánh đầy đủ bản chất, lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Vì vậy việc duy trì và phát huy nó là hoàn toàn cần thiết.

Luyện tập, vận dụng 6

Câu 6 (trang 49, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về sự phát triển tiếng Việt trong đời sống xã hội.

Gợi ý:

- Sự phát triển của tiếng Việt trong đời sống xã hội là vấn đề rộng lớn. Bạn có thể chọn một khía cạnh của vấn đề đề viết thành đoạn văn. Chẳng hạn: ứng xử của giới trẻ với những yếu tố mới của ngôn ngữ, tiếng Việt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ý tưởng cải tiến chữ viết tiếng Việt...

- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cần nếu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết và những kiến thức liên quan của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tiếng Việt – một thứ ngôn ngữ trong trẻo, đẹp đẽ và phong phú của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, bởi sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đã có nhiều sự biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện có, nhờ đó mà tiếng Việt cũng ngày càng phát triển.

Sự phát triển của tiếng Việt được hiểu là sự đổi mới, biến đổi của tiếng Việt sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa đang kéo dần khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới lại với nhau bằng việc sử dụng một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…Bởi vậy, chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình một cách truyền thống và độc đoán mà phải trở lên mềm mỏng và linh hoạt. Đó là khi chúng ta nhập thêm những từ ngữ mới mượn từ tiếng nước ngoài và biến nó thành từ toàn dân. Nó thể hiện một sự hòa nhập nhưng không hòa tan của ngôn ngữ trước sự thay đổi của xã hội khi những từ ngữ đó vừa mang bản sắc dân tộc ta và vừa mang phong cách của quốc tế.

Sự “nhập” thêm này không chỉ giúp tiếng Việt của chúng ta ngày càng trở nên phong phú mà nó còn thể hiện chúng ta đang hòa nhập cùng với văn hóa chung của nhân loại, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tiếng Việt vì thế mà ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc kết hợp với những từ ngữ được mượn từ tiếng nước ngoài, từ đó giúp cho việc học và hiểu của chúng ta trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bởi vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phải biết cách linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ và cần phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để tránh đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt.

Luyện tập, vận dụng 7

Câu 7 (trang 49, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Thảo luận về một vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến nội dung đã học ở Phần 2, Chuyên đề 2.

Gợi ý:

- Bạn và nhóm của mình có thể chọn một nội dung đã triển khai trong bài tập viết ở trên để tổ chức thảo luận. Tuy nhiên, nội dung thảo luận có thể là một vấn đề khác mà bạn và nhóm có nhiều ý tưởng, thông tin, phù hợp với hoạt động thảo luận.

- Để tiến hành thảo luận, bạn cần lập dàn ý thể hiện các ý chính cần được trình bày, Có thể chuẩn bị một số tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ minh hoạ đề nội dung trình bày được sinh động.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học từ chuyên đề 2.

Lời giải chi tiết:

Mượn từ từ tiếng nước ngoài từ lâu đã còn không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đều đang hướng đến hòa nhập với thế giới. Thế nhưng, nhiều người đang sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách “lạm dụng” thay vì hữu dụng, điều này phổ biến ở giới trẻ. Việc học tập và chạy theo các xu hướng trên mạng xã hội đã khiến họ sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách quá mức và dần quên mất mục tiêu ban đầu sử dụng là gì. Điều đó khiến cho sự trong sáng của tiếng Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ sự dụng một câu tiếng Việt mà có đến mấy từ tiếng nước ngoài để tỏ ra bản thân ngầu, có hiểu biết trước mặt người khác mà quên rằng họ đang dần đánh mất bản chất thực sự của tiếng Việt. Bởi vậy, bản thân chúng ta cần phải sử dụng tiếng Việt và từ mượn tiếng nước ngoài một cách hợp lý và có chừng mực, tránh lạm dụng hay sử dụng bừa bãi để bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc mình.


Cùng chủ đề:

Giải Phần 1. Bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Phần 1. Đọc về một tác giả văn học - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Phần 2. Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Phần 2. Viết về một tác giả văn học - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Phần 3. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập Văn lớp 11 Kết nối tri thức
Giải phần 1. Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức
Giải phần 2. Viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức