Giải phần II. Xem vở diễn - Chuyên đề học tập Văn 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Văn lớp 10 Kết nối tri thức Giải phần 1. Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học


Giải phần II. Xem vở diễn- KNTT

Đọc thông tin về ê – kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016 và cho biết vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch. Bạn nhận xét như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu? Ngôn ngữ hình thể ấy đóng vai trò gì trong việc thể hiện nhân vật?

Câu 1

Đọc thông tin về ê – kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016 và cho biết vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin về ê-kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016

- Chú ý đến vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch

Lời giải chi tiết:

- Tác giả: Lưu Quang Vũ

- Đạo diễn: Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung

- Họa sĩ: Nghệ sĩ ưu tú Doãn Băng

- Nhạc sĩ: Quốc Trung

- Thiết kế ánh sáng: Xuân Khánh

- Biên đạo múa: nghệ sĩ ưu tú Cao Ngọc Ánh

- Trợ lí đạo diễn: Quỳnh Dương

- Truyền thông: am5

- Chỉ đạo thực hiện chương trình: Giám đốc Trương Nhuận

- Âm thanh: Ngọc Long – Anh Tuấn

- Ánh sáng: Hoài Anh

- Chỉ huy buổi biểu diễn: nghệ sĩ Quỳnh Dương, nghệ sĩ Ngọc Quang

Câu 2

Bạn nhận xét như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu? Ngôn ngữ hình thể ấy đóng vai trò gì trong việc thể hiện nhân vật?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ các bài tham khảo và vở diễn

- Chú ý đến ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu

Lời giải chi tiết:

- Việc sử dụng ngôn ngữ hình thể khá quan trọng đối với diễn viên trên sân khấu

- Ngôn ngữ hình thể không chỉ giúp diễn viên bộc lộ được nội tâm, tính cách, số phận của nhân vật, mà còn là một yếu tố ước lệ nhằm biểu đạt những thông tin khác trong một vở kịch như thời gian, không gian và những thông điệp quan trọng khác.

Câu 3

Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố nào trong các lời đối thoại trên sân khấu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Chỉ ra những lời đối thoại thể hiện được ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố sau:

+ “Khẽ mồm chứ! Về là thế nào! Làm vua không muốn, muốn làm thằng bán bánh đa ngoài chợ.”

+ “Tôi cho ông xâu bánh đa đấy! Tôi cốc thích ở đây!! Tôi về với mẹ tôi cơ. Tôi không thích làm vua”.

+ “Này liệu hồn.Chiều nay là lễ lên ngôi thế tử.Cả triều đình đã sửa soạn, đừng có vớ vẩn!...”

+…

Câu 4

Không gian sân khấu khác không gian đời thực ở điểm nào? Làm thế nào để có thể vừa truyền được thông điệp nghệ thuật, vừa đem lại cho người xem cảm giác sống động, tự nhiên nhất?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Chú ý đến các bối cảnh và hành động được diễn ra và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Không gian sân khấu là khoảng không gian ước lệ

- Nó vừa cố gắng mô phỏng đời sống thực, vừa cố gắng khắc phục những hạn chế của sân khấu để mở rộng tối đa khả năng biểu hiện đời sống, vừa trực quan hóa các yếu tố của kịch bản để người xem có thể hình dung ra bối cảnh, không khí của vở kịch, đồng thời tạo nên sự hấp dẫn thị giác đối với người xem.

- Vì thế nó vừa giống, nhưng lại vừa khác với không gian thực.

Câu 5

Các yếu tố như ánh sáng, âm thanh, đạo cụ có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Chú ý đến các chi tiết miêu tả ánh sáng, âm thanh, đạo cụ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ là một phần không thể thiếu trong các vở kịch bởi nó có tác dụng làm nổi bật diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ biểu đạt nội tâm của nhân vật, tạo không khí cho vở kịch, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng và góp phần làm nổi bật thông điệp

Câu 6

So sánh kịch bản sân khấu và vở diễn, bạn có nhận xét gì về những cải biên của đạo diễn và diễn viên?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Đưa ra ý kiến của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Khi đưa một kịch bản văn học lên sân khấu, người ta có thể truyền tải một thông điệp mới thông qua việc cải biên kịch bản gốc để vở kịch gần gũi hơn với khán giả và việc truyền tải trở nên dễ dàng

- Không chỉ vật việc truyền hơi thở đương đại vào trong tác phẩm văn chương cũng là cách tiếp nhận văn học, tạo cho tác phẩm văn học một đời sống mới.

Câu 7

Làm thế nào để một vở diễn vốn được dàn dựng dựa trên truyện cổ dân gian và được viết từ hơn hai mươi năm trước lại có thể gần gũi và hấp dẫn những người xem đương đại?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Đưa ra ý kiến của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Để một vở diễn có thể gần gũi và hấp dẫn với người xem đương đại thì trước hết nó phải mang một ý nghĩa phù hợp với thời đại

- Vở diễn đã đề cập những vấn đề muôn thuở của nhân loại, đó là vấn đề sự thật và dối trá. Các nghệ sĩ cũng lồng ghép rất nhiều vấn đề đương đại vào trong vở kịch, tạo nên sự đồng cảm nơi người xem. Đồng thời, cách bài trí sân khấu, hoá trang và diễn xuất,... cũng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người xem.

Câu 8

Việc sân khấu hóa có tác động như thế nào tới số phận của tác phẩm văn chương?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 46)

- Rút ra ý kiến của bản thân sau khi học để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Sân khấu hoá cũng là một hoạt động tiếp nhận văn học. Đó là một hoạt động tiếp nhận đặc biệt, trong đó người đọc không phải là một cá nhân mà là một tập thể đạo diễn, biên kịch, diễn viên, hoạ sĩ,... mỗi người tiếp nhận sẽ đem lại một góc nhìn, cách kiến giải riêng về tác phẩm, đồng thời cũng tạo nên một hình tượng nghệ thuật thống nhất.

- Mặt khác, sân khấu hoá là quá trình chuyển dịch ngôn ngữ văn học - một chất liệu phi vật thể sang ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu – một chất liệu vật thể trực quan, cảm tính. Quá trình chuyển dịch đó khiến cho hình tượng văn học bị biến đổi. Sân khấu hoá cũng là quá trình đương đại hoá tác phẩm, khiến cho các hình tượng văn học trở nên gần gũi hơn với người xem đương đại. Vì vậy sân khấu hóa là quá trình làm sống lại tác phẩm, tạo cho tác phẩm một sức sống mới.


Cùng chủ đề:

Giải phần I. Đọc kịch bản sân khấu 2 - Chuyên đề học tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải phần I. Đọc kịch bản sân khấu - Chuyên đề học tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải phần II Thu thập thông tin - Chuyên đề học tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải phần II. Một số hướng viết bài - KNTT
Giải phần II. Tổ chức sự kiện - KNTT
Giải phần II. Xem vở diễn - Chuyên đề học tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải phần IV. Báo cáo kết quả - KNTT
Lý thuyết tri thức tổng quát trang 45 chuyên đề học tập Văn 10 KNTT