- Bài 13: Tập hợp các số nguyên - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16: Phép nhân số nguyên - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Ôn tập chương III- Kết nối tri thức với cuộc sống
Diễn đạt lại thông tin sau mà không dùng số âm: “Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65 m”.
Ông Tám nhận được tin nhắn từ ngân hàng về thay đổi số dư trong tài khoản của ông là -210 800 đồng. Em hiểu thế nào về tin nhắn đó?
Trên hình 3.1, mỗi điểm M, N, P, Q biểu diễn số nguyên nào?
Biểu diễn các số sau trên cùng một trục số: 4; -4; -6; 6; -1; 1.
Giả sử một con kiến bò trên một trục số gốc O có chiều dương là chiều từ trái sang phải, chiều ngược lại là chiều âm và giả sử nó đi được 16 đơn vị thì dừng lại. Hỏi trong mỗi trường hợp sau, con kiến dừng lại ở điểm nào trên trục số? a) Con kiến xuất phát từ gốc O và đi theo chiều dương; b) Con kiến xuất phát từ gốc O và đi theo chiều âm.
Liệt kê các phần tử của tập hợp sau theo thứ tự tăng dần: M = {x ∈ Z| x có tận cùng là 2 và -15 < x ≤ 32}
So sánh hai số: – 46 789 và – 45 999.
Xác định phần dấu và phần số tự nhiên của mỗi số nguyên sau: -58; +207; -986; 2 023.
Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: +25; -18; 472; - 9 853. Em có nhận xét gì về phần số tự nhiên của hai số đối nhau?
Phải chọn y là một số nguyên âm hay nguyên dương để: a) -y là một số nguyên âm? b) -y là một số nguyên dương?
Thực hiện phép tính: a)(-107) + (+92) b) 329 + (-315).
Thực hiện phép tính: a) 1 238 + (- 1 328) b) (- 3 782) + (- 1 031)
Thực hiện phép tính: a) 8 294 + (-56 946) b)(-15 778) + 335 925
Thực hiện phép tính: a) 27 538 – 12 473 b) 6 591 – (-386).
Điền các số thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng sau:
Vào một ngày tháng Một ở Moscow (Liên Bang Nga), ban ngày nhiệt độ là -7oC. Hỏi nhiệt độ đêm hôm đó là bao nhiêu nếu nhiệt độ giảm 2oC.
Tài khoản ngân hàng của ông X có 25 784 209 đồng. Trên điện thoại thông minh, ông X nhận được ba tin nhắn: (1) Số tiền giao dịch -1 765 000 đồng; (2) Số tiền giao dịch 5 772 000 đồng; (3) Số tiền giao dịch – 3 478 000 đồng. Hỏi sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền?
Tính một cách hợp lí: a) 387 + (-224) + (-87); b) (-75) + 329 + (-25)
Tính một cách hợp lí: a) 11 + (-13) + 15 + (-17); b) (-21) + 24 + (-27) + 31.
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau: a) (-28) + (-35) – 92 + (-82) b) 15 – (-38) + (-55) – (+47).