Giải SBT Hóa 10 Bài 8. Quy tắc Octet trang 28, 29 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Hóa 10 - Giải SBT Hóa học 10 - Chân trời sáng tạo Chương 3. Liên kết hóa học


Bài 8. Quy tắc Octet trang 28, 29 SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử? A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững. B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. Hydrogen.

8.1

Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?

A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.

B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.

C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.

D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.

Phương pháp giải:

Để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất, các nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng nhường, hoặc nhận thêm, hoặc góp chung các electron hóa trị với các nguyên tử khác khi tham gia liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

8.2

Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Chlorine.

B. Sulfur.

C. Oxygen.

D. Hydrogen.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Tìm nguyên tử đó dựa vào: nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm ở gần nó nhất

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

H

2

O

Ne

3

S

Cl

4

5

6

- Bước 2: Nguyên tố Oxygen có vị trí gần với khí hiếm Neon nhất

=> Đáp án: C

8.3

Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm

A. helium.

B. argon.

C. krypton.

D. neon.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Ne

3

Na

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2: Nguyên tố Sodium có vị trí gần với khí hiếm Neon nhất

=> Đáp án: D

8.4

Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?

A. Helium và argon.

B. Helium và neon.

C. Neon và argon.

D. Argon và helium.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

O

Ne

3

Cl

Ar

4

5

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Oxygen có vị trí gần với khí hiếm Neon nhất

+ Nguyên tố Chlorine có vị trí gần với khí hiếm Argon nhất

=> Đáp án: C

8.5

Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây?

A. Neon và argon.

B. Helium và xenon.

C. Helium và radon.

D. Helium và krypton.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

H

He

2

Ne

3

Ar

4

Br

Kr

5

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Hydrogen có vị trí gần với khí hiếm Helium nhất

+ Nguyên tố Bromine có vị trí gần với khí hiếm Krypton nhất

=> Đáp án: D

8.6

Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách

A. cho đi 2 electron.

B. nhận vào 1 electron.

C. cho đi 3 electron.

D. nhận vào 2 electron.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét " cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét " nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Ne

3

Mg

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2: Nguyên tố Magnesium (ô số 12) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

=> Nguyên tử của nguyên tố Magnesium sẽ cho đi 12 - 10 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất

=> Đáp án: A

8.7

Cho các phân tử sau: Cl 2 , H 2 O, NaF và CH 4 . Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon?

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

H

He

2

C

O

F

Ne

3

Na

Cl

Ar

4

Kr

5

6

- Bước 2: Các nguyên tố Carbon, Oxygen, Fluorine và Sodium có vị trí gần với khí hiếm Neon nhất

=> Đáp án: D

8.8

Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?

A. H 2 O.

B. NH 3 .

C. HCl.

D. BF 3 .

Phương pháp giải:

- Quy tắc octet: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm Helium)

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Bước 2: Xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử

+ Bước 3: Viết sự hình thành liên kết trong các phân tử

+ Bước 4: Xác định nguyên tử trong phân tử ngoại lệ với quy tắc octet

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

8.9

Em hãy nêu tên và công thức hoá học của 1 chất ở thể rắn, 1 chất ở thể lỏng và 1 chất ở thể khí (trong điều kiện thường), trong đó nguyên tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định các chất thỏa mãn yêu cầu:

+ Chất rắn: các oxide base, các muối ở dạng chất rắn,…

+ Chất lỏng: nước, các acid,…

+ Chất khí: khí oxygen, khí ozone, khí carbonic,…

- Bước 2: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

- Bước 3: Xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử

- Bước 4: Viết sự hình thành liên kết trong các phân tử

- Bước 5: Kiểm tra có đủ 8 electron lớp ngoài cùng như khí hiếm neon hay không hay có phù hợp với quy tắc octet không?

Lời giải chi tiết:

- Bước 1:

+ Chất rắn: MgO

+ Chất lỏng: H 2 O

+ Chất khí: O 2

8.10

Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Ne

3

Ar

4

K

Kr

5

I

Xe

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Potassium có vị trí gần với khí hiếm Argon nhất

+ Nguyên tố Iodine có vị trí gần với khí hiếm Xenon nhất

=> Vậy các khí hiếm đó lần lượt là Argon và Xenon


Cùng chủ đề:

Giải SBT Hóa 10 Bài 3. Nguyên tố hóa học trang 11, 12, 13 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 4. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử trang 14, 15, 16 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 19, 20, 21 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm trang 22, 23 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 7. Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 24, 25 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 8. Quy tắc Octet trang 28, 29 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 9. Liên kết ion trang 30, 31, 32 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 10. Liên kết cộng hóa trị trang 34, 35, 36 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 11. Liên kết Hydrogen và tương tác van der Waals trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 12. Phản ứng oxi hóa - Khử và ứng dụng trong cuộc sống trang 44, 45, 46 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Hóa 10 Bài 13. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học trang 52, 53, 54 - Chân trời sáng tạo