Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 12 Mô tả sóng âm trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo, SBT KHTN 7 - CTST Chủ đề 4. Âm thanh


Bài 12. Mô tả sóng âm trang 37, 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của

12.1

Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của

A. cột không khí trong ống sáo.

B. thành ống sáo.

C. các ngón tay của người thổi.

D. đôi môi của người thổi.

Lời giải chi tiết:

Sóng âm phát ra bởi các vật dao động. Cột không khí trong ống sáo dao động phát ra âm thanh.

Chọn A.

12.2

Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?

A. Chất rắn.

B. Chất rắn và chất lỏng.

C. Chân không.

D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Phương pháp giải:

Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

Chọn C.

12.3

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm?

A. Sóng âm mang năng lượng.

B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động.

C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí.

D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Lời giải chi tiết:

Tốc độ truyền âm tăng dần trong các môi trường theo thứ tự là: không khí, lỏng, rắn.

Vậy chất rắn truyền âm tốt hơn trong chất khí.

Chọn C.

12.4

Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?

A. Không khí.

B. Nước.

C. Gỗ.

D. Thép.

Lời giải chi tiết:

Tốc độ truyền âm tăng dần trong các môi trường theo thứ tự là: không khí, lỏng, rắn.

Vậy chất rắn là môi trường truyền âm tốt nhất.

Chọn D.

12.5

Hãy chỉ ra bộ phận dao động chính của các nguồn âm dưới đây.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) của những sự vật khi phát ra âm thanh như âm thoa, mặt trống, dây đàn,… được gọi là dao động.

a) Bộ phận dao động chính: dây đàn.

b) Bộ phận dao động chính: cột không khí trong ống.

c) Bộ phận dao động chính: cột không khí trong kèn.

d) Bộ phận dao động chính: mặt trống.

12.6

Nêu một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong

a) chất rắn.

b) chất lỏng.

Lời giải chi tiết:

a)  Một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong chất rắn: Ta nghe được tiếng ồn ở phòng bên cạnh khi đã đóng hết cửa ta nghe được tiếng động tàu hỏa từ rất xa khi áp tai xuống đường ray…

b) Một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong chất lỏng: Ta nghe được tiếng ùng ục bên tai khi lặn dưới nước, cá nuôi trong ao nghe tiếng vỗ tay và tập trung lại khu vực nhận thức ăn, …

12.7

Một thí nghiệm được bố trí như hình bên.

a) Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra với hai quả cầu khi dùng dùi gõ vào trống 1.

b) Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

Lời giải chi tiết:

a) Khi gõ vào trống 1, cả hai quả cầu đều bật ra khỏi vị trí ban đầu.

Giải thích:

- Khi gõ vào trống 1, mặt trống bị gõ dao động. Dao động này lan truyền qua thành trống và không khí bên trong trống sang mặt trống bên kia, làm quả cầu 1 bật ra.

- Sóng âm phát ra từ mặt trống 1 lan truyền qua không khí làm mặt trống 2 phía đối diện với trống 1 dao động. Dao động này tiếp tục truyền qua thành trống 2 và không khí bên trong trống 2 sang mặt trống bên kia, làm quả cầu 2 bật ra.

b) Thí nghiệm chứng tỏ:

- Sóng âm là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.

- Sóng âm truyền được trong chất rắn và chất khí.

12.8

Vì sao khi đi câu cá, những người có kinh nghiệm thường đi lại nhẹ nhàng và giữ im lặng?

Lời giải chi tiết:

Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì: Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác.

12.9

Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở dưới nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Người đang lặn ở dưới nước sẽ nghe được tiếng nổ trước, vì: âm thanh truyền qua môi trường chất lỏng tốt hơn môi trường không khí.

12.10

Hình dưới đây hướng dẫn cách chế tạo một “nhạc cụ” đơn giản từ các sợi dây chun (dây thun), một chiếc đũa và một hộp nhựa không nắp.

a) Bộ phận nào dao động phát ra sóng âm khi chúng ta gảy dây chun?

b) Vai trò của hộp nhựa là gì? Em hãy kiểm tra bằng cách gảy dây chun khi có và không có hộp nhựa?

c) Âm thanh phát ra của các dây chun có giống nhau không? Chiếc đũa có vai trò gì trong dụng cụ này?

Lời giải chi tiết:

a) Bộ phận dao động phát ra sóng âm là dây chun.

b) Hộp nhựa giúp âm nghe được to hơn.

c) Các dây chun có độ dài khác nhau nên khi dao động sẽ phát ra âm thanh không giống nhau.

Chiếc đũa giúp điều chỉnh chiều dài của các dây chun để khi dao động, chúng phát ra âm khác nhau.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học trang 22, 23, 24 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8 tốc độ chuyển động trang 26, 27 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 9 đồ thị quãng đường - Thời gian trang 28, 29, 30 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 10 đo tốc độ trang 31, 32, 33 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 11 Tốc độ và an toàn giao thông trang 34, 35, 36 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 12 Mô tả sóng âm trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 13 Độ to và độ cao của âm trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14 Phản xạ âm trang 42, 43 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 15 Ánh sáng, tia sáng trang 44, 45 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 16 sự phản xạ ánh sáng trang 46, 47 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trang 48, 49 - Chân trời sáng tạo