Bài 2. Nguyên tố hóa học trang 6, 7, 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Chọn phương án đúng. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử Cho biết những nguyên tử nào trong bảng dưới đây thuộc cùng nguyên tố hoá học.
CH tr 6 2.1
Chọn phương án đúng. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử
A. có cùng số proton.
B. có cùng khối lượng nguyên tử.
C. có cùng số neutron.
D. có cùng số hạt proton, neutron và electron.
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton.
→ Chọn A .
CH tr 6 2.2
Cho biết những nguyên tử nào trong bảng dưới đây thuộc cùng nguyên tố hoá học.
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Lời giải chi tiết:
- Số proton trong nguyên tử A2 và A4 đều bằng 7.
→ A2 và A4 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Số proton trong nguyên tử A3 và A7 đều bằng 1.
→ A3 và A7 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
CH tr 7 2.3
a) Hoàn thành những thông tin còn thiếu về tên hoặc kí hiệu hoá học của các nguyên tố trong bảng sau.
b) Đọc tên của các nguyên tố hoá học có trong bảng trên
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng.
Ví dụ: Nguyên tố oxygen (kí hiệu hóa học: O) gồm các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton nhưng số neutron khác nhau.
Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường.
Lời giải chi tiết:
a)
Tên nguyên tố |
Kí hiệu hóa học |
Sodium (natri) |
Na |
Silicon |
Si |
Magnesium |
Mg |
Potassium |
K |
Chlorine |
Cl |
Oxygen |
O |
Nitrogen |
N |
Nitrogen |
N |
b) Đọc tên (đọc phiên âm) của các nguyên tố hoá học có trong bảng
CH tr 7 2.4
Hoàn thành bảng sau bằng cách điền thông tin thích hợp vào các ô trống:
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng.
Ví dụ: Nguyên tố oxygen (kí hiệu hóa học: O) gồm các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton nhưng số neutron khác nhau.
Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố |
Kí hiệu hóa học |
Ghi chú |
Carbon |
C |
Kí hiệu có 1 chữ cái |
Boron |
B |
|
Sulfur |
S |
|
Calcium |
Ca |
Kí hiệu có 2 chữ cái |
Lithium |
Li |
|
Silicon |
Si |
CH tr 7 2.5
Thành phần hạt nhân của hai nguyên tử X và Y được cho trong bảng sau:
a) Tính khối lượng của nguyên tử X và nguyên tử Y.
b) X và Y có thuộc cung một nguyên tố hoá học không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Khối lượng hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với khối lượng vỏ electron nên có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
KLNT (Khối lượng nguyên tử) = số proton x 1 + số neutron x 1 (amu)
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Lời giải chi tiết:
a) KLNT (X) = 6.1 + 7.1 = 13 (amu)
KLNT (Y) = 8.1 + 7.1 = 15 (amu)
b) X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì X và Y không có cùng số proton.
CH tr 8 2.6
Hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Phương pháp giải:
- Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
- KLNT (Khối lượng nguyên tử) = số proton x 1 + số neutron x 1 (amu)
→ Số proton = KLNT – số neutron
→ Số neutron = KLNT – số proton
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng.
- Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố |
Kí hiệu hóa học |
Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố |
Khối lượng nguyên tử |
||
Số proton |
Số neutron |
Số electron |
|||
Argon |
Ar |
10 |
10 |
10 |
20 |
Phosphorus |
P |
15 |
16 |
15 |
31 |
Calcium |
Ca |
20 |
20 |
20 |
40 |
Aluminium |
Al |
13 |
14 |
13 |
27 |
CH tr 8 2.7
Bằng cách xác định các loại đá chính và tính trung bình thành phần nguyên tố của chúng, chúng ta có thể ước tính được sự phong phú của các nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất. Biểu đồ nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất cho biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng và số nguyên tử của các nguyên tố khác nhau trong vỏ Trái Đất.
Hình 2. Biểu đồ mô tả tỉ lệ phần trăm của một số nguyên tố hoá học trong lớp vỏ Trái Đất (Nguồn: W. M Haynes, D. R Lide and T.J. Bruno (2016). Abundance of Elements in the Earth’s Crust and in the Sea. CRC Handbook of Chemistry and Physics. 97(2402), 14-17).
a) Viết kí hiệu hoá học của ba nguyên tố hoá học chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất theo dữ liệu trên.
b*) Giải thích vì sao nguyên tố sodium có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử bằng nguyên tố calcium nhưng tỉ lệ phần trăm khối lượng lại nhỏ hơn.
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi một nguyên tố hóa học có một tên gọi và kí hiệu riêng.
Ví dụ: Nguyên tố oxygen (kí hiệu hóa học: O) gồm các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton nhưng số neutron khác nhau.
Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, với chữ cái đầu viết hoa, chữ cái sau viết thường.
Lời giải chi tiết:
a) Ba nguyên tố hoá học chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất theo dữ liệu trên.
- Oxygen:
+ Tỉ lệ khối lượng: 46,1%
+ Kí hiệu hóa học: O
- Silicon:
+ Tỉ lệ khối lượng: 28,2%
+ Kí hiệu hóa học: Si
- Aluminium:
+ Tỉ lệ khối lượng: 8,2%
+ Kí hiệu hóa học: Al
b*) Nguyên tố sodium và calcium đều có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 2,1%
Tuy nhiên khối lượng nguyên tử của sodium là 23 amu, còn khối lượng nguyên tử của calcium là 40 amu nên tỉ lệ phần trăm khối lượng của sodium nhỏ hơn calcium.