Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh trang 44, 45 Cánh diều — Không quảng cáo

Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh


Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh trang 44, 45 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Một số học sinh nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ quang hợp.

CH tr 44 20.1

Một số học sinh nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ quang hợp.

Thí nghiệm được bố trí như trong hình 20.1.

- Đặt đèn cách ống nghiệm chứa cành rong đuôi chó 10 cm.

- Đếm số bọt khí thoát ra từ cành rong đuôi chó trong 1 phút.

- Lặp lại thí nghiệm này cho các khoảng cách khác nhau giữa đèn và ống nghiệm chứa cành rong đuôi chó.

Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng dưới đây.

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

a) Ở khoảng cách từ 15 cm đến 50 cm, ánh sáng là yếu tố giới hạn đối với quang hợp. Số liệu nào trong bảng chứng minh cho điều này?

b) Em hãy đưa ra một yếu tố có thể hạn chế tốc độ quang hợp khi khoảng cách lá từ 10 cm đến 15 cm.

Phương pháp giải:

Các yếu tố như ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ,… ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loài cây là khác nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Số liệu trong bảng chứng minh cho điều “ở khoảng cách từ 15cm đến 50cm, ánh sáng là yếu tố giới hạn đối với quang hợp” là: Từ 1 cm đến 50cm, khoảng cách càng tăng thì số lượng bọt khí càng giảm.

b) Một số yếu tố có thể hạn chế tốc độ quang hợp khi khoảng cách là từ 10cm đến 15cm:

- Nhiệt độ.

- Nồng độ carbon dioxide giảm.

- Số lượng lục lạp giảm.

-…

CH tr 45 20.2

Một số học sinh làm thí nghiệm điều tra ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ quang hợp ở rong đuôi chó. Thí nghiệm được bố trí như trong hình 20.2 và nhiệt độ của nước trong chậu được thay đổi bằng cách sử dụng đá lạnh và nước nóng. Tiến hành đếm số bọt khí được tạo ra trong một phút ở các nhiệt độ khác nhau, họ đã thu được kết quả như trong bảng dưới đây.

a) Từ số liệu trong bảng, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữ nhiệt độ và số lượng bọt khí đếm được trong mỗi phút.

b) Sử dụng biểu đồ đã vẽ để dự đoán số lượng bọt khí được tạo ra trong mỗi phút ở 25 0 C.

c) Giải thích tại sao tốc độ quang hợp ở loại rong này giảm khi nhiệt độ lớn hơn 40 0 C.

Phương pháp giải:

Các yếu tố như ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ,… ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loài cây là khác nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và số lượng bọt khí đếm được trong mỗi phút:

b) Sử dụng biểu đồ đã vẽ để dự đoán số lượng bọt khí được tạo ra trong mỗi phút ở 25°C: 18 – 19 (bọt khí/phút).

c) Tốc độ quang hợp ở loại rong này giảm khi nhiệt độ lớn hơn 40°C vì nhiệt làm biến tính các enzyme hoặc phá hủy màng hoặc phá hủy các tế bào.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14. Nam châm trang 34, 35 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 15. Nam châm trang 35, 36, 37 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật trang 40, 41 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 18. Quang hợp ở thực vật trang 41, 42 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp trang 43 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh trang 44, 45 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 21. Hô hấp tế bào trang 46, 47, 48 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 48, 49, 50 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật trang 50, 51, 52 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 24. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật trang 52, 53 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật trang 54, 55 Cánh diều