Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng trang 42, 43 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần xác định những đại lượng nào?
14.1
Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần xác định những đại lượng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức xác định khối lượng riêng của chất \(D = \frac{m}{V}\)
Lời giải chi tiết:
- Để xác định khối lượng riêng của một chất cần phải xác định được những đại lượng là khối lượng và thể tích của chất.
14.2
Hãy trình bày phương án xác định khối lượng riêng của một khối gỗ hình lập phương, với các dụng cụ là một tờ giấy ô ly (mỗi ô vuông có cạnh dài 1 mm); một lực kế có giới hạn đo phù hợp. Biết giữa trọng lượng P (N) và khối lượng m (kg) của vật có mối liên hệ P = 10m
Phương pháp giải:
Dựa vào phương án đo khối lượng riêng khối gỗ hình hộp chữ nhật trong SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
- Dùng giấy ô ly đo chiều dài cạnh của khối gỗ hình lập phương
- Tính thể tích của khối gỗ hình lập phương theo công thức
\(V = a.a.a\)
- Đo 3 lần, rồi tính giá trị trung bình của thể tích V (\({V_{tb}}\))
- Dùng lực kế xác định trọng lượng của khối gỗ. Từ mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng xác định khối lượng khối gỗ. Đo 3 lần, sau đó tính giá trị trung bình của m (\({m_{tb}}\))
- Xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình lập phương theo công thức:\(D = \frac{m}{V}\)
14.3
Hãy trình bày phương án xác định khối lượng riêng của một quả cầu đồng chất, với các dụng cụ là một tờ giấy ô ly (mỗi ô vuông có cạnh dài 1 mm); một lực kế có giới hạn đo phù hợp; một chiếc bút dạ
Phương pháp giải:
Dựa vào phương án đo khối lượng riêng vật rắn trong SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
- Dùng giấy ô ly đo đường kính của quả cầu, dùng bút dạ vạch vị trí đường kính. Từ đó xác định bán kính của quả cầu
- Tính thể tích của quả theo công thức
\(V = 3,14.{R^2}\)
- Đo 3 lần, rồi tính giá trị trung bình của thể tích V (\({V_{tb}}\))
- Dùng lực kế xác định trọng lượng của quả cầu. Từ mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng xác định khối lượng quả cầu. Đo 3 lần, sau đó tính giá trị trung bình của m (\({m_{tb}}\))
- Xác định khối lượng riêng của quả cầu theo công thức:\(D = \frac{m}{V}\)
14.4
Hãy trình bày phương án xác định khối lượng riêng của các viên bi thép nhỏ, với dụng cụ là một cái cân điện tử và một bình chia độ
Phương pháp giải:
Dựa vào phương án đo khối lượng riêng vật rắn bất kì trong SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
- Dùng cân điện tử xác định khối lượng của viên bi \(({m_b})\)
- Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong \(({V_1})\)
- Buộc sợi chỉ vào viên bi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong lúc này \(({V_3})\)
- Xác định thể tích của viên bi: \({V_b} = {V_2} - {V_1}\)
- Kéo nhẹ viên bi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi số liệu theo mẫu, rồi tính các giá trị thể tích trung bình \(({V_{btb}})\) và khối lượng trung bình\(({m_{btb}})\) của viên bi
- Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: \(D = \frac{m}{V}\)
14.5
Hãy thiết kế phương án xác định khối lượng của một chiếc cột đá lớn hình trụ trong ngôi nhà thờ cổ. Biết khối lượng riêng của đá làm cột khoảng 2600 kg/m 3
Phương pháp giải:
Dựa vào phương án đo khối lượng riêng vật rắn trong SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
- Đo chiều cao và bán kính của chiếc cột đá hình trụ. Từ đó xác định thể tích của cột đá
- Biết khối lượng riêng của đá làm cột thì áp dụng công thức tính khối lượng riêng suy ra khối lượng của cột đá
14.6
Hãy thiết kế phương án và thực hiện đo khối lượng riêng của dầu ăn trong một chai dầu ăn mới chưa sử dụng
Phương pháp giải:
Áp dựng kiến thức về khối lượng riêng
Lời giải chi tiết:
− Trên chai dầu ăn, sẽ có "Thể tích thực" - là thể tích của lượng dầu ăn chứa trong chai, ta sử dụng thông số này để tính toán (V)
− Đặt dụng cụ chứa được dầu ăn lên cân đồng hồ, chỉnh số chỉ về không, sau đó mới đổ toàn bộ lượng dầu ăn vào. Ta được khối lượng đầu ăn là số chỉ của cân đồng hồ (m)
− Từ đó, tính được khối lượng riêng của dầu ăn là: \(D = \frac{m}{V}\)
14.7
Một học sinh lập phương án xác định khối lượng riêng D của gạo như sau:
Bước 1: Đong một ca gạo đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của gạo
Bước 2: Đổ đầy nước vào ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước
Bước 3: Tính D bằng công thức \(D = \frac{m}{V}\)
Hỏi giá trị của D được tính như trên có chính xác không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Áp dựng kiến thức về khối lượng riêng
Lời giải chi tiết:
Cách tính như vậy không chính xác vì giữa các hạt gạo luôn có khoảng cách nên đo thể tích của ca gạo đo như vậy không chính xác