Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 48, 49, 50 SBT Sinh 11 Cánh diều
Khẳng định nào sau đây về sinh sản là không đúng?
CH tr 48
4.1.
Khẳng định nào sau đây về sinh sản là không đúng? A. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài. B. Sinh sản luôn đi kèm với sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới. C. Sinh sản là quá trình thiết yếu duy trì sự tồn tại của loài. D. Sinh sản đảm bảo sự truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ của loài. |
Phương pháp giải:
Sinh sản có thể là sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới) hoặc sinh sản vô tính (không có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới).
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
4.2.
Những phát biểu nào sau đây về sinh sản vô tính là đúng? (1) Sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. (2) Cơ sở tế bào của sinh sản vô tính là nguyên phân. (3) Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ. (4) Sinh sản vô tính được dùng để bảo tồn hoặc nhân nhanh các giống có đặc tính quý. (5) Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống thay đổi. A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3) và (5). C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (3), (4) và (5). |
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính tạo ra những cá thể con có kiểu gen giống nhau và giống cá thể mẹ ban đầu --> Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống ổn định, không có nhiều thay đổi.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
Các phát biểu đúng về sinh sản vô tính: (1), (2), (3) và (4).
CH tr 49
4.3.
Tổ hợp phát biểu nào sau đây về sinh sản hữu tính là đúng? (1) Sinh sản hữu tính có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. (2) Cơ sở tế bào của sinh sản hữu tính là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. (3) Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền không hoàn toàn giống nhau. (4) Sinh sản hữu tính được dùng để bảo tồn hoặc nhân nhanh các cây mẹ có đặc tính quý. (5) Sinh sản hữu tính có lợi khi môi trường sống thay đổi. A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3) và (5). C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (3), (4) và (5). |
Phương pháp giải:
Sinh sản có thể là sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới) hoặc sinh sản vô tính (không có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới).
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B
4.4.
Trong sinh sản vô tính có xuất hiện cấu trúc nào sau đây? A. Giao tử đực. B. Giao tử cái. C. Hợp tử. D. Cá thể mới. |
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Do đó, trong các cấu trúc trên, trong sinh sản vô tính, có sự xuất hiện của cá thể mới.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.5.
Giảm phân diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính? A. Trước thụ tinh. B. Thụ tinh. C. Sau thụ tinh. D. Phát sinh phôi. |
Phương pháp giải:
Trong quá trình sinh sản hữu tính, giai đoạn trước thụ tinh diễn ra sự hình thành giao tử đơn bội (n) nhờ quá trình giảm phân và sự vận chuyển giao tử
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.6.
Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ cấu trúc nào sau đây? A. Giao tử. B. Bào tử. C. Hợp tử. D. Mô/cơ quan của cơ thể mẹ. |
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cá thể mới. Như vậy, trong sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ hợp tử.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
4.7.
Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể? A. Hệ gene của sinh vật. B. Hormone. C. Nhiệt độ môi trường. D. Dinh dưỡng. |
Phương pháp giải:
Hormone và một số yếu tố môi trường (nhiệt độ môi trường, dinh dưỡng, ánh sáng, các chất kích thích,…) đều tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.8.
Nhận định nào sau đây về điều hoà sinh sản ở sinh vật là không đúng? A. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình phân bào. B. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình thụ tinh. C. Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình sinh giao tử. D.Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình trao đổi chất. |
Phương pháp giải:
Các tác nhân điều hoà sinh sản ở sinh vật thông qua điều hoà quá trình sinh giao tử, quá trình thụ tinh và quá trình phân bào.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.9.
Đặc điểm nào sau đây có thể là đặc điểm có ở sinh sản hữu tính và ở sinh sản vô tính? A. Đặc điểm di truyền của các cá thể con khác nhau. B. Có quá trình tạo thành giao tử. C. Cá thể con hình thành từ một cá thể mẹ. D. Có sự hình thành hợp tử. |
Phương pháp giải:
Cá thể con hình thành từ một cá thể mẹ là đặc điểm có cả ở sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
A. Sai. Đặc điểm di truyền của các cá thể con khác nhau là đặc điểm có ở sinh sản hữu tính, không có ở sinh sản vô tính.
B. Sai. Có quá trình tạo thành giao tử là đặc điểm có ở sinh sản hữu tính, không có ở sinh sản vô tính.
C. Đúng. Cá thể con hình thành từ một cá thể mẹ là đặc điểm có cả ở sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
D. Sai. Có sự hình thành hợp tử là đặc điểm có ở sinh sản hữu tính, không có ở sinh sản vô tính.
CH tr 50
4.10.
Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt thông qua quá trình nào? A.Tái tổ hợp vật chất di truyền. B. Nguyên phân. C. Giảm phân. D. Thụ tinh. |
Phương pháp giải:
Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt thông qua quá trình nguyên phân. Cá thể mới được hình thành từ một tế bào, mô hoặc cơ quan của cá thể thế hệ trước, có hệ gene giống hệ gene của cá thể thế hệ trước.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
4.11.
Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng? A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ. B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ. C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ. D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ. |
Phương pháp giải:
Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt thông qua quá trình nguyên phân. Cá thể mới được hình thành từ một tế bào, mô hoặc cơ quan của cá thể thế hệ trước, có hệ gene giống hệ gene của cá thể thế hệ trước.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
4.12.
Phát biểu nào sau đây về bào tử ở thực vật sinh sản bằng bào tử là không đúng? A. Bào tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. B. Bào tử hình thành nên cá thể mới hoặc là cơ sở hình thành thể bào tử. C. Bào tử có số lượng lớn nên sinh sản bằng bào tử tạo ra được nhiều cá thể mới. D. Bào tử được hình thành ở thực vật có xen kẽ thế hệ. |
Phương pháp giải:
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ, phổ biến như thân bò (cây dâu tây,…), thân rễ (cây gừng, cây tre,…), thân củ (cây khoai tây,…), thân hành (cây hành, cây tỏi,…), chồi bên (cây cúc,…), lá (cây lá bỏng,…), rễ (cây khoai lang,…).
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.13.
Nối tên các loài cây với bộ phận hoặc cơ quan thường gặp hình thành nên cơ thể mới.
|
Phương pháp giải:
Cá thể mới được hình thành từ một tế bào, mô hoặc cơ quan của cá thể thế hệ trước, có hệ gene giống hệ gene của cá thể thế hệ trước.
Giải chi tiết:
(a) – (3): Khoai tây sinh sản vô tính bằng thân củ.
(b) – (4): Khoai lang sinh sản vô tính bằng rễ.
(c) – (2): Tre sinh sản vô tính bằng thân rễ.
(d) – (5): Cây lá bỏng sinh sản vô tính bằng lá.
(e) – (1): Tỏi sinh sản vô tính bằng thân hành.
4.14.
Phát biểu nào dưới đây thể hiện đúng sự hình thành giao tử đực từ tế bào mẹ hạt phấn ở thực vật có hoa? A. Tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản giảm phân tạo thành 4 giao tử đực. B. Tế bào mẹ hạt phấn nguyên phân hai lần tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực. C. Tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực. D. Tế bào mẹ hạt phân giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Chỉ một tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực. |
Phương pháp giải:
Quá trình hình thành giao tử đực từ tế bào mẹ hạt phấn ở thực vật có hoa
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
Quá trình hình thành giao tử đực từ tế bào mẹ hạt phấn ở thực vật có hoa:
Tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) →Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực.
CH tr 51
4.15.
Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua: A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân. B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân. C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân. D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân. |
Phương pháp giải:
Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực. Như vậy, túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua một lần giảm phân, ba lần nguyên phân.
4.16.
Khẳng định nào sau đây là hoàn toàn đúng về thụ phấn chéo? A. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của cùng một bông hoa. B. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác cùng cây. C. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác cây cùng loài. D. Hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác loài. |
Phương pháp giải:
Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của bông hoa khác cây cùng loài.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
4.17.
Phát biểu nào sau đây là đúng về thụ tinh kép ở thực vật có hoa? A. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
B. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
C.Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ. D. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội. |
Phương pháp giải:
Quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa là quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.18.
Trật tự nào sau đây là đúng về quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật? (1) Hạt phấn phát tán từ nhị tới đầu nhuỵ. (2) Ống phấn chui vào bầu nhuỵ. (3) Một tinh tử kết hợp với tế bào trứng, một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực. (4) Hạt phấn nảy mầm, tế bào ống phấn dài ra xuyên vào vòi nhụy. (5) Hai tinh tử được giải phóng vào túi phôi. A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (4) → (2) → (5) → (3). C. (1) → (4) → (3) → (2) → (5). D. (1) → (2) → (4) → (3) → (5). |
Phương pháp giải:
Trật tự đúng về quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật là:
- (1) Hạt phấn phát tán từ nhị tới đầu nhuỵ.
- (4) Hạt phấn nảy mầm, tế bào ống phấn dài ra xuyên vào vòi nhụy.
- (2) Ống phấn chui vào bầu nhuỵ.
- (5) Hai tinh tử được giải phóng vào túi phôi.
- (3) Một tinh tử kết hợp với tế bào trứng, một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
CH tr 52
4.19.
Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hoa. Quá trình thụ phấn xảy ra ở đâu?
A. (3). B. (4). C. (2). D. (1). |
Phương pháp giải:
Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ → Quá trình thụ phấn xảy ra ở đầu nhuỵ (vị trí (1) trong hình). .
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.20.
Hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh? A. Noãn đã thụ tinh. B. Hợp tử. C. Đế hoa. D. Bầu nhuỵ. |
Phương pháp giải:
- Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.
- Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi.
- Bầu nhuỵ dày lên, phát triển thành quả, chứa hạt.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.21.
Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa đã thụ tinh? A. Noãn đã thụ tinh. B. Hợp tử. C. Đế hoa. D. Bầu nhuỵ. |
Phương pháp giải:
- Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.
- Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi.
- Bầu nhuỵ dày lên, phát triển thành quả, chứa hạt.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
Bộ phận nào sau đây của cây không tham gia vào sinh sản hữu tính? A. Thân, lá, rễ. B. Hoa, quả và hạt. C. Hoa và quả. D. Quả và hạt. |
Phương pháp giải:
Thân, lá, rễ là các cơ quan sinh dưỡng => Thân, lá, rễ không tham gia vào sinh sản hữu tính
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.23.
Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản nào? A. Phân mảnh. B. Phân đôi. C. Sinh sản hữu tính. D. Trinh sản. |
Phương pháp giải:
Sự tái sinh, mọc lại các bộ phận cơ thể bị mất là hình thức sinh sản phân mảnh. Trong hình thức phân mảnh, cơ thể mẹ bị phân thành hai hoặc nhiều mảnh, mỗi mảnh tái sinh các phần đã mất tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.24.
Nhận định nào dưới đây về quá trình trinh sản là đúng? A. Cá thể mới phát triển từ một bộ phận của cơ thể mẹ. B. Có xảy ra quá trình giảm phân tạo thành giao tử và sự kết hợp giao tử tạo thành hợp tử. C. Trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới. D. Gặp ở những loài lưỡng tính (có cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cá thể). |
Phương pháp giải:
Trong hình thức trinh sản, trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
A. Sai. Trong hình thức trinh sản, cá thể mới phát triển từ trứng không qua thụ tinh.
B. Sai. Trong hình thức trinh sản, có xảy ra quá trình giảm phân tạo thành giao tử nhưng không có sự kết hợp giao tử tạo thành hợp tử.
C. Đúng. Trong hình thức trinh sản, trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
D. Sai. Hình thức trinh sản thường gặp ở ong, kiến, mối, rồng Komodo, cá mập đầu búa, cá răng cưa,…
4.25.
Khi nói về sinh sản vô tính ở động vật, nhận định nào dưới đây là không đúng? A. Cho phép loài nhanh chóng xâm chiếm môi trường sống thuận lợi cho loài đó. B. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi kém với điều kiện môi trường không ổn định. C. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền (kiểu gene và kiểu hình). D. Không diễn ra quá trình giảm phân và thụ tinh. |
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Vì vậy, thế hệ con có sự đồng nhất về mặt di truyền.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
CH tr 53
4.26.
Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng? A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động. B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài. C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ. |
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới. Do đó, các cơ thể mới có hệ gene không hoàn toàn giống với cá thể thế hệ trước và không hoàn toàn giống nhau (đa dạng về mặt di truyền).
4.27.
Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì không. C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động. D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính. |
Phương pháp giải:
Do có sự đa dạng về mặt di truyền nên thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
A. Sai. Sinh sản hữu tính có nhiều giai đoạn nên thời gian cho mỗi lứa đẻ dài hơn đồng thời sinh ra ít con hơn với sinh sản vô tính.
B. Sai. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới. Do đó, các cơ thể mới có hệ gene không hoàn toàn giống với cá thể thế hệ trước và không hoàn toàn giống nhau (đa dạng về mặt di truyền).
C. Đúng. Do có sự đa dạng về mặt di truyền nên thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.
D. Sai. Sinh sản hữu tính tạo nên nhiều thể tái tổ hợp di truyền khác nhau nên các sinh vật sinh sản hữu tính có nhiều biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.
4.28.
Nhận định nào dưới đây về các hình thức thụ tinh ở động vật là đúng? A. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con đực. B. Thụ tinh ngoài chỉ xảy ra ở động vật trên cạn. C. Thụ tinh trong chỉ xảy ra ở các động vật không xương sống. D. So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn. |
Phương pháp giải:
So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
A. Sai. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.
B. Sai. Thụ tinh ngoài thường gặp ở đa số động vật ở nước (cá, ếch,…).
C. Sai. Thụ tinh trong thường xảy ra phổ biến ở động vật trên cạn kể cả động vật có xương sống (bò sát, chim, thú) và động vật không có xương sống (côn trùng).
D. Đúng. So với thụ tinh ngoài, thụ tinh trong có số lượng con được sinh ra ít hơn.
4.29.
Khi nói về các hình thức đẻ ở động vật, nhận định nào sau đây là đúng? A. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
B. Hình thức đẻ trứng thai gặp phổ biến ở loài thụ tinh ngoài.
C. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong cơ thể mẹ nhờ trao đổi chất qua nhau thai. D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ. |
Phương pháp giải:
Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
A. Sai. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.
B. Sai. Hình thức đẻ trứng thai có ở loài thụ tinh trong.
C. Sai. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong trứng trước khi được mẹ đẻ ra ngoài.
D. Đúng. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
4.30.
Thứ tự nào sau đây là đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người? (1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng. (2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi. (3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng. (4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung. (5) Nhau thai được đẩy ra ngoài. (6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng. (7) Thai được đẩy ra ngoài. A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5). B. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (5) → (7). C. (1) → (3) → (4) → (2) → (6) → (5) → (7). D. (1) → (2) → (4) → (3) → (6) → (7) → (5). |
Phương pháp giải:
Thứ tự đúng về các sự kiện xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở người:
- (1) Quá trình nguyên phân và giảm phân để hình thành trứng và tinh trùng.
- (3) Tinh trùng kết hợp với trứng ở vị trí 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ phần loa của ống dẫn trứng.
- (2) Hợp tử phân chia tạo thành phôi.
- (4) Phôi phát triển thành thai trong tử cung.
- (6) Dưới tác dụng của oxytocin, cổ tử cung mở rộng.
- (7) Thai được đẩy ra ngoài.
- (5) Nhau thai được đẩy ra ngoài.
Giải chi tiết:
Chọn A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (7) → (5).
CH tr 54
4.31.
Nhận định nào dưới đây về quá trình thụ tinh ở người là không đúng? A. Để quá trình thụ tinh diễn ra bình thường, nhiều trứng cần rụng cùng một lúc. B. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng. C. Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 chiều dài của ống dẫn trứng tính từ buồng trứng. D. Có sự kết hợp hai giao tử đơn bội để tạo thành hợp tử lưỡng bội |
Phương pháp giải:
Để quá trình thụ tinh diễn ra bình thường, chỉ cần một trứng chín và rụng.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
Ở cá thể đực, hormone LH có tác dụng gì?
A. Ức chế sản sinh tinh trùng. B. Kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosterone. C. Kích thích vùng dưới đồi, làm tăng tiết GnRH. D. Kích thích quá trình tiết inhibin ở tỉnh hoàn. |
Phương pháp giải:
Ở cá thể đực, hormone LH có tác dụng kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosterone.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
4.33.
Trong cơ chế điều hoà sinh trứng ở người, hormone nào sau đây khi ở nồng độ cao kích thích thuỳ trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone? A. LH. B. Progesterone. C. FSH. D. Estrogen. |
Phương pháp giải:
Trong cơ chế điều hoà sinh trứng ở người, hormone estrogen khi ở nồng độ cao sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hormone.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.34.
Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng? A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng. B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên. C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. |
Phương pháp giải:
Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
A. Sai. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen.
B. Đúng. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ.
C. Sai. GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
D. Sai. Progesterone ở nồng độ cao ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH và thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
4.35.
Chức năng chính của thể vàng là gì? A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng. B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng. C. Kích thích quá trình rụng trứng. D.Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt). |
Phương pháp giải:
Chức năng chính của thể vàng là duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án B .
CH tr 55
4.36.
Yếu tố môi trường tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách nào? A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục. B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh. C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng. D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục. |
Phương pháp giải:
Yếu tố môi trường như pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,… tham gia điều hoà quá trình sinh sản bằng cách làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết (ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục).
Giải chi tiết:
Chọn đáp án D .
4.37.
Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để kích thích sinh sản cho bò? A. Dùng hormone progesterone. B. Dùng hormone GnRH. C. Tối ưu hoá các điều kiện môi trường. D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo. |
Phương pháp giải:
Dùng hormone progesterone không có tác dụng kích thích sinh sản cho bò vì hormone progesterone ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm cho trứng không chín và rụng (giảm hiệu quả sinh sản).
Giải chi tiết:
Chọn đáp án A .
4.38.
Biện pháp tránh thai nào dưới đây dựa trên cơ chế ức chế quá trình chín và rụng trứng? A. Dụng cụ tử cung. B. Bao cao su nam. C. Viên uống tránh thai hằng ngày. D. Tính vòng kinh. |
Phương pháp giải:
Viên uống tránh thai hằng ngày có tác dụng ức chế quá trình chín và rụng trứng.
Giải chi tiết:
Chọn đáp án C .
A. Sai. Dụng cụ tử cung có tác dụng ngăn sự làm tổ của phôi trong tử cung.
B. Sai. Bao cao su nam có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
C. Đúng. Viên uống tránh thai hằng ngày có tác dụng ức chế quá trình chín và rụng trứng.
D. Sai. Tính vòng kinh có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
4.39.
Những biện pháp nào sau đây dùng để điều hòa sinh sản đang được áp dụng ở người? (1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng. (2) Lựa chọn giới tính thai nhi. (3) Thụ tinh trong ống nghiệm. (4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng. (5) Thay đổi điều kiện nhiệt độ. (6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung. A. (1), (2), (3) và (6). B. (1), (3), (4) và (6). C. (1), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (4) và (6). |
Phương pháp giải:
Chọn đáp án B .
Giải chi tiết:
Một số biện pháp dùng để điều hoà sinh sản đang được áp dụng ở người:
- (1) Biện pháp tránh thai ức chế quá trình chín và rụng trứng.
- (3) Thụ tinh trong ống nghiệm.
- (4) Biện pháp tránh thai ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
- (6) Biện pháp tránh thai ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.
4.40.
Những khẳng định dưới đây về ứng dụng của sinh sản vô tính là đúng hay sai? Giải thích. A. Sinh sản vô tính được ứng dụng trong nhân nhanh giống vật nuôi. B. Sinh sản vô tính được ứng dụng trong nhân nhanh giống cây trồng. |
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính ít xảy ra ở động vật.
Sinh sản vô tính xảy ra phổ biến ở thực vật, giúp nhân nhanh các cây trồng từ một cá thể với nhiều đặc tính quý.
Giải chi tiết:
A. Sai. Sinh sản vô tính ít xảy ra ở động vật.
B. Đúng. Sinh sản vô tính xảy ra phổ biến ở thực vật, giúp nhân nhanh các cây trồng từ một cá thể với nhiều đặc tính quý.
CH tr 56
4.41.
Sinh sản vô tính có thể được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng không? Tại sao? |
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính không thể được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng
Giải chi tiết:
Sinh sản vô tính không thể được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng.Vì trong sinh sản vô tính hầu như các cá thể con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ nên hầu như không tạo được nguồn vật liệu di truyền cho chọn giống.
4.42.
Tại sao sinh sản hữu tính được sử dụng phổ biến trong nhân giống cũng như chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng? |
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính được sử dụng phổ biến trong nhân giống cũng như chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng
Giải chi tiết:
Sinh sản hữu tính được sử dụng phổ biến trong nhân giống cũng như chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng vì: Sinh sản hữu tính cho phép tạo ra các cá thể mới, các cá thể này có vật chất di truyền tái tổ hợp từ vật chất di truyền của cá thể bố và mẹ, không hoàn toàn giống nhau và giống cá thể bố mẹ tạo ra nguồn biến dị phong phú nên là nguồn nguyên liệu cho chọn giống, tạo giống mới.
4.43.
Trong thực tiễn sản xuất, một số biện pháp sau thường được sử dụng là đúng hay sai? Giải thích. (1) Giâm cành được sử dụng để nhân giống vô tính một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn. (2) Gieo hạt được sử dụng để nhân giống cây chuối. |
Phương pháp giải:
Với một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn, việc thực hiện giâm cành mít đạt hiệu quả do tỉ lệ ra rễ thấp, cây con nếu được tạo thành có kích thước nhỏ, lâu ra quả.
Cây chuối thường không tạo hạt hoặc số lượng hạt rất ít. Biện pháp nhân giống chuối chủ yếu là tách chồi hoặc nuôi cấy mô.
Giải chi tiết:
(1) Sai. Với một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn, việc thực hiện giâm cành mít đạt hiệu quả do tỉ lệ ra rễ thấp, cây con nếu được tạo thành có kích thước nhỏ, lâu ra quả.
(2) Sai. Cây chuối thường không tạo hạt hoặc số lượng hạt rất ít. Biện pháp nhân giống chuối chủ yếu là tách chồi hoặc nuôi cấy mô.
4.44.
Sắp xếp các cụm từ sau vào trong các cột sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật. (1) Giâm cành (2) Thụ phấn (3) Thụ tinh (4) Thụ phấn chéo (5) Chiết cành (6) Ghép cành (7) Hạt phấn nảy mầm (8) Tách củ (9) Chồi bên (10) Hạt phấn (11) Túi phôi (12) Thân rễ |
Phương pháp giải:
Sinh sản có thể là sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới) hoặc sinh sản vô tính (không có sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới).
Giải chi tiết:
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
(1) Giâm cành (5) Chiết cành (6) Ghép cành (8) Tách củ (9) Chồi bên (12) Thân rễ |
(2) Thụ phấn (3) Thụ tinh (4) Thụ phấn chéo (7) Hạt phấn nảy mầm (10) Hạt phấn (11) Túi phôi |
4.45.
Có thể sử dụng những phương pháp sinh sản vô tính và hữu tính nào để nhân giống cây cam? Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính so với phương pháp nhân giống hữu tính. |
Phương pháp giải:
Để nhân giống cây cam có thể sử dụng các phương pháp: phương pháp nhân giống hữu tính: gieo hạt; phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, ghép cành/ ghép mắt, nuôi cấy mô (đỉnh sinh trưởng).
Giải chi tiết:
- Để nhân giống cây cam có thể sử dụng các phương pháp: phương pháp nhân giống hữu tính: gieo hạt; phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, ghép cành/ ghép mắt, nuôi cấy mô (đỉnh sinh trưởng).
- Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính: nhân nhanh giống cây trồng, giữ nguyên tính trạng tốt của cây mẹ, rút ngắn thời gian cho thu hoạch, có thể tạo cây sạch bệnh (nuôi cấy mô).
- Nhược điểm:cần lượng cây giống lớn (giâm cành, chiết cành), khó thực hiện với một số cây khó ra rễ, cây nhanh già
4.46.
Điền tên các hormone điều hoà sinh sản phù hợp vào chỗ trống (một vị trí có thể điền nhiều hơn một hormone, một hormone có thể được sử dụng nhiều hơn một lần). a) Điều hoà sinh tinh trùng Hormone .....(1)..... từ vùng dưới đồi kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết hormone .....(2)..... Hormone .....(3)..... tác động lên tế bào kẽ, kích thích tế bào kẽ sản sinh hormone ..... (4)..... Hormone ..... (5) ..... liên hệ ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ..... (6) ..... Hormone ..... (7) ..... kích hoạt tế bào Sertoli, kích thích sản sinh tinh trùng và hormone ….. (8)..... Hormone ….. (9) ..... do tế bào Sertoli sản sinh ra, liên hệ ngược lên thuỳ trước tuyến yên, làm giảm tiết hormone ..... (10)..... b) Điều hoà sinh trứng Quá trình điều hoà sinh trứng bắt đầu bằng sự giải phóng hormone ..... (1) ..... từ vùng dưới đồi. Hormone này kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết một lượng nhỏ hormone ….. (2) ..... Hormone ..... (3) ..... kích thích nang trứng phát triển. Các tế bào của nang trứng đang lớn bắt đầu sản xuất hormone ..... (4) ..... Mức thấp của hormone này ức chế tuyến yên nên hormone .....(5) ….. giữ ở mức tương đối thấp. Sau đó, mức hormone .....(6) ..... tăng mạnh rõ rệt, ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết hormone .....(7) .....Hormone .....(8)..... kích thích nang trứng chín. Khi hormone ….. (9) ..... đạt đỉnh cao nhất, trứng rụng sau đó khoảng 1 ngày. Hormone .....(10)..... kích thích mô nang còn lại trong buồng trứng hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ..... (11) ..... Hàm lượng hai hormone ..... (12)..... tăng, tạo mối liên hệ ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ….. (13) ….. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, thể vàng tiêu biến, hàm lượnghormone ….. (14) ..... giảm, tuyến yên không bị ức chế, trở lại hoạt động bìnhthường cho một chu kì mới. Khi hormone .....(15)..... giảm đi, niêm mạc tử cung bong ra, các mao mạch vỡ ra làm cho một lượng máu chảy ra ngoài. |
Phương pháp giải:
Các hormone điều hoà sinh sản
Giải chi tiết:
a)
(1) GnRH (2) FSH và LH (3) LH (4) testosterone (5) testosterone
(6) GnRH, FSH và LH (7) FSH (8) inhibin (9) inhibin (10) FSH
b)
(1) GnRH (2) FSH và LH (3) FSH (4) estrogen (5) FSH và LH
(6) estrogen (7) FSH và LH (8) LH (9) LH (10) LH
(11) progesterone và estrogen (12) progesterone và estrogen (13) GnRH, FSH và LH
(14) progesterone (15) progesterone
CH tr 57
4.47.
Chị A (34 tuổi) có khối u ở cả hai buồng trứng nên phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, sau khi cắt bỏ hai buồng trứng chị A có kinh nguyệt không? Tại sao? |
Phương pháp giải:
Khi nữ giới bị cắt bỏ cả hai buồng trứng thì không tiết estrogen và progesterone
Giải chi tiết:
Khi nữ giới bị cắt bỏ cả hai buồng trứng thì không tiết estrogen và progesterone, dẫn đến không làm dày niêm mạc tử cung và không có kinh.
4.48.
Có thuốc viên tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa estrogen không? Tại sao? |
Phương pháp giải:
Không có thuốc viên tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa estrogen
Giải chi tiết:
Không có thuốc viên tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa estrogen. Vì estrogen khi ở nồng độ cao sẽ liên hệ ngược dương tính, kích thích tiết FSH và LH, kích thích trứng chín và rụng.
4.49.
Một người phụ nữ đang ở tuần cuối cùng của thai kì bị vỡ ối (rách lớp màng bao bọc của một túi chứa dịch để bảo vệ thai nhi), nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Bác sĩ chỉ định tiêm một loại thuốc dựa trên hoạt động của một hormone trong quá trình chuyển dạ. Hormone đó là hormone gì và có tác dụng gì? |
Phương pháp giải:
Hormone này kích thích các cơn co thắt mạnh mẽ của cơ tử cung giúp đẩy thai ra ngoài.
Giải chi tiết:
Hormone đó là oxytocin. Hormone này kích thích các cơn co thắt mạnh mẽ của cơ tử cung giúp đẩy thai ra ngoài.