Giải Sinh 10 bài 6 trang 41, 42, 43 kết nối tri thức — Không quảng cáo

Sinh 10, soạn sinh 10 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào


Bài 6. Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học trang 41, 42, 43 Sinh 10 Kết nối tri thức

Báo cáo thực hành nhận biết một số phân tử sinh học

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

- Tiến hành được thí nghiệm nhận biết các thành phần hoá học có trong tế bào như đường đơn, tinh bột, protein và lipid.

- Áp dụng được nguyên lí của các phản ứng hoá học đặc thù để nhận biết được từng loại phân tử sinh học.

- Có được các kĩ năng thao tác trong phòng thí nghiệm như pha hoá chất sử dụng các dụng cụ và đặc biệt là các kĩ thuật an toàn phòng thí nghiệm, tránh bị bỏng, hoả hoạn, bị hoá chất bắn vào cơ thể và quần áo.

2. Cách tiến hành

2.1. Thí nghiệm: Nhận biết đường glucose

Quy trình thí nghiệm

Bước 1: Hoà khoảng 20g glucose vào trong nước được dung dịch glucose loãng.

Bước 2: Trộn dung dịch glucose với dung dịch Benedict (thể tích bằng nhau) trong ống nghiệm rồi đun nóng bằng một trong hai cách sau:

(1) Đun cách thuỷ: Đặt ống nghiệm trong bình thuỷ tinh chứa nước, đun trên bếp điện hoặc trên ngọn lửa đèn cồn.

(2) Sử dụng kẹp ống nghiệm để hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn còn nhưng không để dung dịch bị đun sôi, bằng cách liên tục đưa ống nghiệm vào ngọn lửa rồi lại đưa ra ngay để làm cho dung dịch đủ nóng.

Lưu ý: Thực hiện đúng và cẩn thận từng thao tác theo hướng dẫn, tránh để xảy ra hoả hoạn hoặc bị bỏng khi sử dụng đèn cồn.

Bước 3: Quan sát sự thay đổi màu trong ống nghiệm.

2.2. Thí nghiệm: Nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương

Quy trình thí nghiệm

Bước 1: Cho hai giọt dầu ăn vào trong ống nghiệm cùng với 5ml cồn tuyệt đối rối lắc mạnh cho đến khi dầu hoà tan hoàn toàn.

Bước 2: Rót dung dịch này sang ống nghiệm chứa vài mL nước.

Bước 3: Quan sát màu sắc trong ống nghiệm huyền phù màu trắng sữa sẽ xuất hiện trong ống nghiệm.

2.3. Thí nghiệm: Nhận biết protein bằng phép thử Biuret (Biuret test)

Quy trình thí nghiệm

Bước 1: Cho một ít dung dịch albumin 1% hoặc một lượng nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm cùng với 5 ml dung dịch NaOH loãng.

Bước 2: Thêm vào ống nghiệm 5 ml dung dịch CuSO 4 1%.

Bước 3: Quan sát sự thay đổi trong ống nghiệm.

3. Kết quả

4. Giải thích và kết luận

5. Trả lời câu hỏi

Quy trình thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm có gì khác với quy trình nhận biết lipid?

Lời giải chi tiết:

- Với thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm người ta sử dụng các chất để nhận biết và quan sát hiện tượng đổi màu của dung dịch.

- Với thí nghiệm nhận biết lipid người ta dựa vào tính chất lưỡng cực của lipid. Lipid không tan trong nước nhưng tan trong cồn và các dung môi không phân cực.

Vì sao lại có sự khác nhau đó?

Lời giải chi tiết:

Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của từ loại phân tử hữu cơ để đưa ra các phương pháp nhận biết phù hợp.


Cùng chủ đề:

Bài 18. Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân trang 113, 114 Sinh 10 Kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 1 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 3 trang 18, 19, 20, 21, 22 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 4 trang 23, 24, 25, 26, 27 Kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 5 trang 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 Kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 6 trang 41, 42, 43 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 7 trang 44, 45, 46, 47 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 8 trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 9 trang 61, 62, 63 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 13 trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 kết nối tri thức
Giải Sinh 10 bài 16 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 kết nối tri thức