Giải sinh 11 bài 1 trang 5, 6, 7, 8 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh


Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trang 5, 6, 7, 8 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

Điều gì xảy ra nếu cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải các chất ra môi trường?

CH tr 5

Mở đầu:

Điều gì xảy ra nếu cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải các chất ra môi trường?

Phương pháp giải:

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

- Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hóa các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào và thải các chất thải vào môi trường.

- Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau.

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.

- Phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là tự dưỡng và dị dưỡng.

Lời giải chi tiết:

Nếu không lấy đủ các chất từ môi trường thì các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất như tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hóa các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào và thải các chất thải vào môi trường sẽ diễn ra chậm hơn không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến cơ thể suy kiệt và chết.

CH tr 7

CH 1:

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất.

Lời giải chi tiết:

Những vai trò của trao đổi chất và năng lượng đối với sinh vật:

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể sinh vật

- Giúp xây dựng cơ thể sinh vật

- Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

CH 2:

Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật?

Phương pháp giải:

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

- Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hóa các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào và thải các chất thải vào môi trường.

Lời giải chi tiết:

Các dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật:

- Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất;

- Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào;

- Đào thải các chất ra môi trường;

- Điều hòa.

CH 3:

Dựa vào Hình 1.1, mô tả tóm tắt quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới (bắt đầu từ năng lượng ánh sáng).

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Năng lượng ánh sáng được sử dụng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vơ thông qua quá trình quang hợp ở các loài sinh vật. Các loài sinh vật sử dụng nguồn chất hữu cơ được tích lũy trong cơ thể được sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật và tỏa nhiệt (thông qua hô hấp tế bào).

CH tr 8

CH 1:

Nghiên cứu Hình 1.2, trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật đơn bảo, quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra ở cấp độ tế bào: giữa tế bào với môi trường và trong tế bào.

Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào thông qua 3 giai đoạn:

(1) giữa môi trường ngoài và cơ thể

(2) giữa môi trường trong cơ thể và tế bào

(3) trong từng tế bào: đồng hóa và dị hóa

Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình này:

- Thu nhận các chất từ môi trường

- Vận chuyển các chất

- Biến đổi các chất

- Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

- Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

- Đào thải các chất ra môi trường

- Điều hòa

CH 2:

Tại sao gọi thực vật là sinh vật tự dưỡng và động vật là sinh vật dị dưỡng?

Phương pháp giải:

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau.

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.

- Phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là tự dưỡng và dị dưỡng.

Lời giải chi tiết:

- Thực vật là sinh vật tự dưỡng vì hình thức dinh dưỡng của nó là tự dưỡng (chuyển hóa những vô cơ thành những chất hữu cơ tích lũy vào trong cây).

- Động vật là sinh vật dị dưỡng vì hình thức dinh dưỡng của nó là dị dưỡng (chuyển hóa những chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơn đơn giản).

CH 3:

Phân tích vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:

- Cung cấp O 2 , đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật.

- Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

- Điều hòa khí hậu: tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

LT 1:

Cho biết những chất nào được cơ thể thực vật, động vật lấy từ môi trường sống và đưa đến tế bào cơ thể sử dụng cho đồng hóa, dị hóa; Những chất thải nào sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường.

Phương pháp giải:

- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

- Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: tiếp nhận, vận chuyển các chất từ môi trường sống, chuyển hóa các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào và thải các chất thải vào môi trường.

Lời giải chi tiết:

- Thực vật lấy vào cơ thể: CO 2 , H 2 O, O 2 và các nguyên tố khoáng để đồng hóa thành những chất hữu cơ phức tạp và tích lũy vào trong cây. Đồng thời thải ra ngoài môi trường như O 2 , H 2 O, CO 2 và các sản phẩm hữu cơ từ những cơ quan sống đã bị già hóa và rơi rụng ra khỏi cơ thể thực vật.

- Động vật lấy vào cơ thể những chất hữu cơ phức tạp như: cacbohidrate, lipid, protein, acid nucleic và các chất khoáng khác, sau đó dị hóa để biến đổi chúng thành chất đơn giản sau đó đưa vào trong các tế bào cơ thể để sử dụng cho việc đồng hóa thành những sản phẩm riêng của cơ thể. Đồng thời sản phẩm thải ra ngoài là CO 2 thông qua hô hấp và những sản phẩm thải là những chất hữu cơ không hấp thụ và đã bị phân giải hết.

LT 2:

Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Làm thế nào để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi?

Lời giải chi tiết:

- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến sinh lý của cơ thể như:

+ Không tiếp nhận được chất hữu cơ thì sẽ không có các nguyên liệu cho quá trình hô hấp tạo ra năng lượng để cơ thể sử dụng.

+ Tế bào cơ thể thiếu các chất để tổng hợp nên các cấu trúc của tế bào cơ thể => Cơ thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

- Để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi chúng ta cần đảm bảo các hệ cơ quan cơ của cơ thể luôn hoạt động tốt và hạn chế đưa vào cơ thể những sản phẩm có hại cho cơ thể, những sản phẩm mà cơ thể khó hấp thụ.


Cùng chủ đề:

Giải sinh 11 bài 1 trang 5, 6, 7, 8 Kết nối tri thức
Giải sinh 11 bài 2 trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 Kết nối tri thức
Giải sinh 11 bài 3 trang 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức
Giải sinh 11 bài 4 trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 Kết nối tri thức
Giải sinh 11 bài 5 trang 35, 36, 37 Kết nối tri thức
Giải sinh 11 bài 6 trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 Kết nối tri thức