Giải tin học 12 bài 1 trang 92 SGK Cánh diều — Không quảng cáo

Tin 12, giải tin học 12 cánh diều Chủ đề G. Định hướng nghề nghiệp SGK Tin học 12 Cánh diều


Bài 1. Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị trong ngành công nghệ trang 92, 93, 94 SGK Tin học 12 Cánh diều

Điều 52 của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11

CH tr 92

Điều 52 của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 đề cập đến các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin, trong đó có:

- Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.

- Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.

- Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.

- Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lí dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.

Em hãy nêu tên một chủ đề tin học đã học và cho biết loại hình dịch vụ nào trên đây cần những kiến thức, kĩ năng trong chủ đề đó.

Phương pháp giải:

Xem lại các chủ đề đã được học, gồm 4 chủ đề và các kiến thức kĩ năng đã được biết thông qua chủ đề trên. Từ đó nêu loại hình dịch vụ mà có áp dụng các kiến thức trong chủ đề.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của Internet.

Các kĩ năng được học trong chủ đề bao gồm các công cụ để thực hiện những yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp trong cuộc sống.

Loại hình dịch vụ có sử dụng các kĩ năng trong chủ đề F là: thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.

CH tr 95

Trong cuốn “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành có hình minh hoạ những công việc của kĩ sư quản trị mạng (Hình 1). Theo em:

1) Để làm kĩ sư quản trị mảng, có bắt buộc phải giỏi lập trình không?

2) Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể chọn những nghề gì nếu không giỏi lập trình?

Phương pháp giải:

Xem hình 1 và tìm đọc cuốn “Tài liệu những điều cần biết về Công nghệ thông tin” để tìm hiểu về kĩ sư quản trị mạng và lập trình.

Lời giải chi tiết:

1) Theo cuốn “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin”, kĩ sư quản trị mạng là công việc đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn, bao gồm:

- Quản lí các thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc, cấu hình và điều chỉnh hiệu năng mạng.

- Bảo vệ mạng trước các nguy cơ: bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.

- Khắc phục sự cố mạng.

Vì thế, kĩ sư quản trị mạng không bắt buộc phải giỏi lập trình.

2) Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, nếu không giỏi lập trình có thể chọn một trong các nghề: kĩ thuật viên công nghệ thông tin, kĩ sư an toàn thông tin, Quản trị: quản trị mạng, quản trị và bảo trì hệ thống.

CH tr 96

Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện Nhiệm vụ 1 hoặc Nhiệm vụ 2 sau đây theo sự phân công của giáo viên.

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai gần về nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin.

Yêu cầu: Nêu được một số thông tin tổng hợp về nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin nói chung ở nước ta dựa trên các nguồn đáng tin cậy.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực tế về tuyển dụng các nghề (nhóm nghề) để cập trong bài học.

Yêu cầu: Với mỗi nghề (nhóm nghề) được đề cập trong bài học, thu thập từ các thông báo tuyển dụng liên quan một số thông tin như:

a) Tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng nhân lực nghề này.

b) Tên vị trí công việc cụ thể dành cho từng ứng viên; cho biết mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.

c) Yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với ứng viên.

Phương pháp giải:

Nhiệm vụ 1:

Bước 1. Dùng máy tìm kiếm để tìm kiếm cụm từ “Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin”.

Bước 2. Chọn trong kết quả trả về một vài trang từ các nguồn đáng tin cậy, ví dụ các trang web của tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường lao động, doanh nghiệp chuyên về tuyển dụng lao động.

Gợi ý: Trang web của TopDev (https://topdev.vn/page/bao-cao-it-viet-nam) được cập nhật mỗi quý với những thông tin và số liệu mới nhất của thị trường lao động, có báo cáo chuyên đề về tình hình nhân lực công nghệ thông tin. Sự phát triển nâng cao thị trường lao động trong lĩnh vực dịch vụ và quản trị có tác động trực tiếp đến nhu cầu nhân lực của nhóm nghề Dịch vụ và quản trị trong ngành công nghệ thông tin.

Bước 3. Đọc những trang đã chọn, trích ra những thông tin cần thiết theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Sử dụng máy tím kiếm và biểu thức tìm kiếm, ví dụ “tuyển” And “kĩ thuật viên IT”, “tuyển” AND “quản trị mạng”,... Chú ý: Có thể cần điều chỉnh phần tên gọi nghề nếu tổng số trang trong kết quả nhận được quá thấp.

Bước 2: Chọn xem một vài trang đầu tiên trong các kết quả trả về có nội dung liên quan và từ các nguồn có độ tin cậy cao: các trang web của tổ chức, doanh nghiệp lớn; các trang web chuyên về tuyển dụng lao động,... Từ đó thu thâoj thông tin để thực hiện yêu cầu a.

Bước 3: Xem chi tiết một số thông báo tuyển dụng để thực hiện yêu cầu b và c.

Lời giải chi tiết:

Nhiệm vụ 1:

Nhu cầu về nhân lực của nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin hiện tại khá cao và tiếp tục tăng trong tương lai gần.

Theo các báo cáo mới, Việt Nam đang có một nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn chất lượng đáng mong chờ cùng với thị trường tiềm năng và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những cơ hội còn rất nhiều thách thức và cạnh tranh mà người quản lí cũng như lao động phải đắn đo suy nghĩ vượt qua.

Nhiệm vụ 2:

a) Các tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng nhân lực: Công ty cổ phần SAVIS DIGITAL, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MB, Công ty cổ phần chứng khoán MB,...

b) Một số mô tả công việc:

- Kĩ sư quản trị mạng và bảo mật:

Triển khai các giải pháp công nghệ về lĩnh vực mạng và bảo mật: Switching, routing, Firewall, IPS, WAF, Anti DDOS, DLP, NAC...

Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp mới về bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng

Tham gia thiết kế, tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực mạng, an ninh bảo mật. – Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho khách hàng

Làm việc với đối tác và khách hàng

- Chuyên viên quản trị mạng:

Triển khai, cấu hình, vận hành, giám sát hệ thống mạng tại các đơn vị, các trung tâm vùng, mạng lõi. - Triển khai, cấu hình, vận hành, giám sát hệ thống hỗ trợ quản trị CNTT (DNS, NTP,DHCP, Zabbix, Cacti, PRTG,...)

Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn, quy trình đảm bảo kết nối hệ thống thông tin ổn định, an toàn. Tham gia phối hợp xây dựng, triển khai áp dụng/ ứng dụng các tiêu chuẩn kết nối hệ thống thông tin ổn định, đảm bảo tuân thủ thông lệ quốc tế yêu cầu trong các tiêu chuẩn như ISO27001, PCI DSS, NIST,…

Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng phục vụ đảm bảo kết nối an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của ngân hàng.

c) Yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với ứng viên.

Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành ATTT, CNTT hoặc Điện tử viễn thông trở lên;

Tối thiểu  từ 01 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương;

Có khả năng tốt về làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

Tính cách trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng chịu áp lực công việc tốt;

Sử dụng tốt vi tính văn phòng Word, Excel, Powerpoint, Visio;

Tiếng Anh: đọc dịch tài liệu chuyên ngành;

Ưu tiên Chứng chỉ: Cisco CCNA Security, CEH, CCNP R&S, CCNP Security hoặc tương đương là một lợi thế.

CH tr 97 LT

Nếu chọn nhóm nghề quản trị, em sẽ chọn Quản trị mạng hay Quản trị và bảo trì hệ thống? Vì sao?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về đặc điểm công việc của từng nhóm nghề. Suy nghĩ về mong muốn ngành nghề của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em sẽ lựa chọn Quản trị và bảo trì hệ thống vì:

Quản trị và bảo trì hệ thống bao gồm quản lý toàn bộ hạ tầng CNTT, không chỉ mạng mà còn các phần mềm và phần cứng, giúp em có cái nhìn tổng thể về hoạt động của hệ thống.

Em sẽ phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, từ quản lý phần mềm, phần cứng đến xử lý sự cố, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

CH tr 97 KT1

Kĩ thuật viên công nghệ thông tin làm những việc gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về kĩ thật viên công nghệ thông tin qua sách và các công cụ tra cứu thông tin.

Lời giải chi tiết:

Kĩ thuật viên công nghệ thông tin làm những việc sau:

- Khắc phục  lỗi, sửa máy tính cho khách hàng.

- Tư vấn cho khách hàng mua máy tính hay khách muốn nâng cấp phần cứng phần mềm.

- Lắp đặt phần cứng, kết nối mạng, thiết lập nội dung số cho khách hàng.

- Quản lí máy tính, thiết bị mạng, hướng dẫn sử dụng thiết bị số và phần mềm mới, lên kế hoạch cho việc nâng cấp bảo trì.

CH tr 97 KT2

Kĩ sư quản trị mạng làm những gì?

Phương pháp giải:

Tra cứu thông tin về đặc điểm nghề kĩ sư quản trị mạng.

Lời giải chi tiết:

Quản trị mạng là đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn. Công việc của kĩ sư quản trị mạng bao gồm:

- Quản lí các thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc, cấu hình và điều chỉnh hiệu năng mạng.

– Bảo vệ mạng trước các nguy cơ: bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.

– Khắc phục sự cố mạng.

Để trở thành kĩ sư quản trị mạng cần có kiến thức về: phần cứng máy tính; các loại thiết bị mạng; hệ thống mạng; một số giao thức mạng và các dịch vụ mạng phổ biến; an toàn an ninh mạng. Kĩ sư quản trị mạng cần có kĩ năng khắc phục các lỗi thường gặp trong vận hành hệ thống mạng. Những tố chất cá nhân phù hợp với người làm nghề này là khả năng tập trung cao độ, tỉ mỉ trong công việc, linh hoạt trong xử lí tình huống.

Nhiều trường cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành đào tạo “Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu”. Ngành này trang bị những kiến thức và kĩ năng cần có của kĩ sư quản trị mạng.

CH tr 97 KT2

Kĩ sư an toàn thông tin cần làm những gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin nghề kĩ sư an toàn thông tin qua sách và Internet.

Lời giải chi tiết:

Kĩ sư an toàn thông tin là người xây dựng và duy trì các giải pháp an toàn dữ liệu,

bảo mật thông tin và khôi phục hệ thống khi sự cố an toàn xảy ra.

Một số công việc chính của kĩ sư an toàn thông tin gồm:

– Thiết lập và hướng dẫn các quy định an toàn thông tin cho người dùng.

– Sử dụng các công cụ theo dõi, báo động khi có tín hiệu đáng ngờ.

– Cập nhật và nâng cấp giải pháp an toàn thông tin cho phủ hợp thực tế.

− Lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lí sự cố an toàn thông tin.

- Sửa chữa những lỗ hổng an toàn thông tin.

– Tư vấn an toàn thông tin cho bộ phận phát triển phần cứng, phần mềm.

CH tr 97 KT4

Công việc quản trị mạng khác với quản trị và bảo trì hệ thống ở những điểm nào?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu đặc điểm của 2 nghề: quản trị mạng với quản trị và bảo trì hệ thống.

Từ đó tìm ra điểm khác biệt giữa 2 nhóm nghề.

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Quản trị mạng

Quản trị hệ thống

Nhiệm vụ

Đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và an toàn.

Đảm bảo an ninh hệ thống, bảo mật thông tin

Công việc chính

- Quản lí thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc.

- Bảo vệ mạng trước các nguy cơ bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.

- Khắc phục sự cố mạng.

- Phân tích và xác định nhu cầu về hệ thống thông tin, lập kế hoạch chiến lược để đảm bảo an toàn thông tin.

- Cài đặt phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng.

- Nâng cấp, sửa chữa duy trì hệ thống mạng hoạt động hiệu quả.

- Hướng dẫn người sử dụng sử dụng đúng cách.

- Giải quyết vấn đề do người dùng hoặc hệ thống giám sát cảnh báo.

Kiến thức cần có:

- Phần cứng máy tính, các loại thiết bị mạng, hệ thống mạng, giao thức mạng, dịch vụ mạng, an toàn an ninh mạng.

- Hệ thống thông tin, các   nền tảng ứng dụng, hệ thống mạng, an


Cùng chủ đề:

Chủ đề Fcs. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính SGK Tin học 12 Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 6 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 14 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 35 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 92 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 107 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 111 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 122 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 123 SGK Cánh diều
Giải tin học 12 bài 1 trang 127 SGK Cánh diều