Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 — Không quảng cáo

Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100


Ôn tập

Giải Ôn tập trang 100, 101, 102 SGK Toán 2 Cánh diều

Bài 1

Bài 1 (trang 100 SGK Toán 2 tập 1)

a) Mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số dưới đây?

b) Tìm số thích hợp thay cho dấu ? trong ô trống.

Phương pháp giải:

a) Quan sát kĩ tia số đã cho rồi tìm số tương ứng với mỗi chữ cái.

b) Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.

Số liền sau của một số hơn số đó 1 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

a) Chữ cái A chỉ số 19.

Chữ cái B chỉ số 31.

Chữ cái C chỉ số 47.

Chữ cái D chỉ số 62.

Chữ cái E chỉ số 88.

b)

Bài 2

Bài 2 (trang 100 SGK Toán 2 tập 1)

a) Tính nhẩm:

b) Đặt tính rồi tính:

c) Tính:

42 + 18 – 10                                              60 – 13 + 23

Phương pháp giải:

a) Thực hiện tính nhẩm kết quả phép tính cộng dựa vào các cách tính (đếm thêm một số đơn vị hoặc tách số) hoặc bảng cộng (qua 10) đã học, sau đó tính kết quả các phép tính trừ dựa vào kết quả phép tính cộng vừa tính được.

b) - Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

c) Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) 8 + 4 = 12               15 – 6 = 9                9 + 2 = 11                 6 + 8 = 14

4 + 8 = 12                15 – 9 = 6               11 – 9 = 2                  14 – 8 = 6

b)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{48}\\{27}\end{array}}\\\hline{\,\,\,75}\end{array}\)                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{25}\\{75}\end{array}}\\\hline{\,100}\end{array}\)                                \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{80}\\{\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,73}\end{array}\)                          \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{100}\\{\,\,\,\,\,8}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,\,92}\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{82}\\{55}\end{array}}\\\hline{\,\,\,27}\end{array}\)                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{50}\\{39}\end{array}}\\\hline{\,\,\,11}\end{array}\)                                \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{91}\\{\,\,9}\end{array}}\\\hline{100}\end{array}\)                          \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{100}\\{\,\,28}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,72}\end{array}\)

c) 42 + 18 – 10 = 60 – 10 = 50

60 – 13 + 23 = 47 + 23 = 70

Bài 3

Bài 3 (trang 100 SGK Toán 2 tập 1)

Khi tham gia ngày hội “Bảo vệ môi trường từ các sản phẩm tái chế”, khối lớp Hai làm được 24 sản phẩm, khối lớp Ba làm được nhiều hơn khối lớp Hai 16 sản phẩm. Hỏi khối lớp Ba làm được bao nhiêu sản phẩm?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số sản phẩm khối lớp Hai làm được, số sản phẩm khối lớp Ba làm được nhiều hơn khối lớp Hai) và hỏi gì (số sản phẩm khối lớp Ba làm được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số sản phẩm khối lớp Ba làm được ta lấy số sản phẩm khối lớp Hai làm được cộng với số sản phẩm khối lớp Ba làm được nhiều hơn khối lớp Hai.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Khối lớp Hai làm: 24 sản phẩm

Khối lớp Ba làm nhiều hơn khối lớp Hai: 16 sản phẩm

Khối lớp Ba: sản phẩm

Bài giải

Khối lớp Ba làm được số sản phẩm là:

24 + 16 = 40 ( sản phẩm)

Đáp số: 40 sản phẩm.

Bài 4

Bài 4 (trang  SGK Toán 2 tập 1)

g) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau:

b) Mỗi đường gấp khúc sau gồm mấy đoạn thẳng?

c) Hình sau có bao nhiêu mảnh ghép hình tứ giác?

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ các hình vẽ đã cho rồi trả lời các câu hỏi của bài toán

Lời giải chi tiết:

a)

b) Đường gấp khúc màu vàng gồm 7 đoạn thẳng.

Đường gấp khúc màu đỏ gồm 8 đoạn thẳng.

c) Hình đã cho có 14  mảnh ghép hình tứ giác được đánh số như sau:

Bài 5

Bài 5 (trang  SGK Toán 2 tập 1)

Em hãy gợi ý giúp chị Hà chọn những can để đựng vừa đủ 8 \(l\) mật ong:

Phương pháp giải:

Tính nhẩm tổng số lít mật ong của hai, ba, bốn, ... chai để được 8 \(l\) mật ong.

Lời giải chi tiết:

Ta có :

8 \(l\) = 6 \(l\) + 2 \(l\)

= 5 \(l\) + 3 \(l\)

= 5 \(l\) + 2 \(l\) + 1 \(l\)

= 4 \(l\) + 3 \(l\) + 1 \(l\)

Vậy để đựng vừa đủ 8 \(l\) mật ong, chị Hà có thể lấy các can như sau:

- 1 can 6 \(l\) và 1 can 2 \(l\).

- 1 can 5 \(l\) và 1 can 3 \(l\).

- 1 can 5 \(l\), 1 can 2 \(l\) và 1 can 1 \(l\).

- 1 can 4 \(l\), 1 can 3 \(l\) và 1 can 1 \(l\).

Bài 6

Bài 6 (trang 102 SGK Toán 2 tập 1)

a) Nêu tên các con vật từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

b) Tính tổng cân nặng của con dê và con hươu.

c) Tính hiệu cân nặng của con vật nặng nhất và con vật nhẹ nhất.

Phương pháp giải:

a) - Quan sát hình vẽ để xác định cân nặng của từng con vật.

- So sánh các số đo khối lượng rồi sắp xếp các số đo đó theo thứ tự từ bé đến lớn, từ đó nêu tên được con vật từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

b) Tính tổng cân nặng của con dê và con hươu ta lấy cân nặng của con dê cộng với con hươu.

c) Từ câu a ta tìm được con vật nặng nhất và nhẹ nhất, từ đó để tìm hiệu cân nặng của con vật nặng nhất và con vật nhẹ nhất ta lấy cân nặng của con vật nặng nhất trừ đi cân nặng của con vật nhẹ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Cân nặng của các con vật như sau:

Con gấu: 85 kg                                       Con dê: 46 kg

Cá voi: 63 kg                                          Con hươu: 54 kg

Ta có: 46 kg < 54 kg < 63 kg < 85kg.

Vậy các con vật từ nhẹ nhất đến nặng nhất lần lượt là: con dê, con hươu, cá voi, con gấu.

b) Tổng cân nặng của con dê và con hươu là:

46 kg + 54 kg = 100 kg

c) Con vật nặng nhất là con gấu, con vật nhẹ nhất là con dê.

Hiệu cân nặng của con gấu và con dê là:

85 kg – 46 kg = 39 (kg)

Bài 7

Bài 7 (trang 102 SGK Toán 2 tập 1)

a) Em hãy ước lượng trong hình sau có khoảng bao nhiêu chiếc chìa khoá:

b) Em hãy đếm số chiếc chìa khoá ở hình trên để kiểm tra lại.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình vẽ ta thấy chìa khóa được xếp theo 4 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 1 chục chiếc chìa khóa, từ đó ta ước lượng được số chiếc chìa khóa.

- Đếm cụ thể để biết có chính xác bao nhiêu chiếc chìa khóa.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát hình vẽ ta thấy chìa khóa được xếp theo 4 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 1 chục chiếc chìa khóa.

Ước lượng: có 40 chiếc chìa khóa.

b) Đếm số chiếc chìa khóa ta thấy có 39 chiếc chìa khóa.


Cùng chủ đề:

Giải Chương 3: Phép nhân, phép chia lớp 2 Cánh diều có lời giải chi tiết
Giải Chương 4: Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 lớp 2 Cánh diều có lời giải chi tiết
Giải Ôn tập các số đến 100 Toán 2 Cánh diều
Giải Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 Toán 2 Cánh diều
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 3: Phép nhân, phép chia
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 3: Phép nhân, phép chia
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 4: Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng, phép tr
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 4: Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng, phép tr
Giải Toán 2 Cánh diều, giải bài tập SGK toán lớp 2 đầy đủ và chi tiết nhất Chương 4: Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng, phép tr