Toán lớp 5 Bài 1. Ôn tập số tự nhiên và các phép tính - SGK chân trời sáng tạo
Thực hiện các yêu cầu sau: a) Đọc các số: 57 308 ... Câu nào đúng, câu nào sai? a) 0; 1; 2; 3; 4; 5; … là dãy số tự nhiên. Đi theo các số có chữ số ở hàng chục nghìn giống nhau để về nhà.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 7 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đọc các số: 57 308; 460 092; 185 729 600.
b) Viết các số.
- Sáu mươi tám nghìn không trăm linh chín.
- Bảy trăm hai mươi triệu năm trăm nghìn ba trăm mười.
c) Số?
14 030 = ….?.... + 4 000 + …..?.....
Phương pháp giải:
- Dựa vào cách đọc số hoặc viết số có tới ba chữ số theo từng lớp, lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.
- Xác định giá trị của mỗi chữ số theo các hàng rồi viết số đã cho thành tổng.
Lời giải chi tiết:
a) 57 308: Năm mươi bảy nghìn ba trăm linh tám
460 092: Bốn trăm sáu mươi nghìn không trăm chín mươi hai
185 729 600: Một trăm tám mươi lăm triệu bảy trăm hai mươi chín nghìn sáu trăm
b) Sáu mươi tám nghìn không trăm linh chín: 68 009
Bảy trăm hai mươi triệu năm trăm nghìn ba trăm mười: 720 500 310
c) 14 030 = 10 000 + 4 000 + 30
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 7 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
>, <, = ?
a) 987 …?.... 1 082
b) 541 582 ….?.... 541 285
c) 200 + 500 ….?.... 200 500
d) 700 000 + 4 000 ….?..... 704 000
Phương pháp giải:
- Tính giá trị của các vế có phép tính cộng
- So sánh hai vế rồi điền dấu thích hợp
Lời giải chi tiết:
a) 987 < 1 082
b) 541 582 > 541 285
c) 200 + 500 < 200 500
d) 700 000 + 4 000 = 704 000
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 7 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Câu nào đúng, câu nào sai?
a) 0; 1; 2; 3; 4; 5; … là dãy số tự nhiên.
b) 1 là số tự nhiên bé nhất; 999 999 999 là số tự nhiên lớn nhất.
c) Trong số 60 060 060, các chữ số 6 đều có giá trị là 60.
d) Làm tròn số 96 208 984 đến hàng nghìn thì được số 96 209 000.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dãy số tự nhiên em xác định tính đúng, sai của mỗi câu.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng
b) Sai (vì 0 là số tự nhiên bé nhất và không có số tự nhiên lớn nhất)
c) Sai (vì các chữ số 6 trong số 60 060 060 từ trái sang phải có giá trị lần lượt là 60 000 000, 60 000, 60)
d) Đúng
Vui học
Trả lời câu hỏi Vui học trang 7 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đi theo các số có chữ số ở hàng chục nghìn giống nhau để về nhà.
Phương pháp giải:
Xác định các số có chữ số ở hàng chục nghìn giống nhau và đưa gấu về nhà.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính.
a) 157 496 + 333 333
b) 439 561 – 68 708
c) 23 082 x 34
d) 376 583 : 15
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: Tính lần lượt từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính giá trị của biểu thức.
a) 9 520 : 70 x 35
b) 15 702 – (506 + 208 x 63)
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ chứa phép tính nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải
- Biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước
Lời giải chi tiết:
a) 9 520 : 70 x 35 = 136 x 35
= 4 760
b) 15 702 – (506 + 208 x 63) = 15 702 – (506 + 13 104)
= 15 702 – 13 610
= 2 092
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 58 000 + 200 + 2 000 + 800
b) 17 x (730 + 270)
c) 25 x 9 x 4 x 7
d) 831 x 56 – 831 x 46
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân để nhóm các số có tổng là số tròn trăm với nhau.
Áp dụng công thức: a x b – a x c = a x (b – c)
Lời giải chi tiết:
a) 58 000 + 200 + 2 000 + 800
= (58 000 + 2 000) + (200 + 800)
= 60 000 + 1 000
= 61 000
b) 17 x (730 + 270) = 17 x 1 000
= 17 000
c) 25 x 9 x 4 x 7 = (25 x 4) x (9 x 7)
= 100 x 63 = 6 300
d) 831 x 56 – 831 x 46 = 831 x (56 – 46)
= 831 x 10
= 8 310
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Chọn số thích hợp thay vào .?.
Phương pháp giải:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
.?. + 26 = 468
468 – 26 = 442
.?. x 26 = 468
468 : 26 = 18
.?. – 26 = 468
468 + 26 = 494
.?. : 26 = 468
468 x 26 = 12 168
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Lớp 5C nhận về 35 hộp sữa gồm hai loại: sữa có đường và sữa ít đường. Số lượng sữa có đường nhiều hơn sữa ít đường là 11 hộp. Hỏi lớp 5C đã nhận về bao nhiêu hộp sữa mỗi loại?
Phương pháp giải:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – hiệu) : 2
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bài giải
Số hộp sữa có đường là:
(35 + 11) : 2 = 23 (hộp)
Số hộp sữa ít đường là:
35 – 23 = 12 (hộp)
Đáp số: Sữa có đường: 23 hộp
Sữa ít đường 12 hộp
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Tú có 120 000 đồng. Tú mua 1 hộp bút có giá 30 000 đồng. Số tiền còn lại vừa đủ đề Tú mua 12 quyển vở cùng loại. Mỗi quyển vở Tú mua có giá .?. đồng.
Phương pháp giải:
Bước 1: Số tiền mua vở = số tiền Tú có – giá tiền của một hộp bút
Bước 2: Giá tiền của mỗi quyển vở = Số tiền mua vở : số quyển vở
Lời giải chi tiết:
Số tiền Tú mua vở là: 120 000 – 30 000 = 90 000 (đồng)
Giá tiền của mỗi quyển vở là: 90 000 : 12 000 = 7 500 (đồng)
Vậy mỗi quyển vở Tú mua có giá 7 500 đồng.
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 8 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Nam Định có dân số nam là 872 035 người, dân số nữ là 908 358 người.
a) Tỉnh Nam Định có dân số nữ nhiều hơn dân số nam là .?. người.
b) Dân số của tỉnh Nam Định là ?. người.
Phương pháp giải:
a) Tỉnh Nam Định có dân số nữ nhiều hơn dân số nam = dân số nữ - dân số nam
b) Dân số của tỉnh Nam định = dân số nam + dân số nữ
Lời giải chi tiết:
a) Tỉnh Nam Định có dân số nữ nhiều hơn dân số nam là:
908 358 – 872 035 = 36 323 (người)
Vậy tỉnh Nam Định có dân số nữ nhiều hơn dân số nam là 36 323 người.
b) Dân số của tỉnh Nam định là:
872 035 + 908 358 = 1 780 393 (người)
Vậy dân số của tỉnh Nam Định là 1 780 393 người.
Đất nước em
Trả lời câu hỏi Đất nước em trang 9 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Quan sát biểu đồ dưới đây.
a) Nêu tên các loại trái cây theo sản lượng thu hoạch từ ít đến nhiều.
b) Sản lượng thu hoạch chanh gấp mấy lần bưởi?
c) So sánh sản lượng mít với tổng sản lượng các loại trái cây còn lại.
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu trên biểu đồ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Tên các loại trái cây theo sản lượng thu hoạch từ ít đến nhiều là: mãng cầu, bưởi, chanh, dứa, mít.
b) Sản lượng thu hoạch chanh gấp bưởi số lần là: 22 : 11 = 2 (lần)
c) Sản lượng mít là 61 nghìn tấn
Tổng sản lượng các loại trái cây dứa, bưởi, chanh, mãng cầu là: 24 + 11 + 22 + 6 = 63 (nghìn tấn)
Vậy sản lượng mít ít hơn tổng sản lượng các loại trái cây còn lại.
Khám phá
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 9 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Để thuận lợi cho việc xuất khẩu, tỉnh Hậu Giang đã đề xuất cấp mã vùng cho sầu riêng của tỉnh (mã vùng giúp người sử dụng biết quả sầu riêng được thu hoạch ở đâu, nơi đó có áp dụng phương pháp canh tác an toàn không).
Nếu có 25 hộ dân được chọn để canh tác sầu riêng trên 1 triệu mét vuông đất được cấp mã vùng thì bình quân mỗi hộ canh tác bao nhiêu mét vuông?
Phương pháp giải:
Số mét vuông bình quân mỗi hộ canh tác = số mét vuông đất được cấp mã vùng : số hộ dân canh tác
Lời giải chi tiết:
Bình quân mỗi hộ canh tác số mét vuông là:
1 000 000 : 25 = 40 000 (m 2 )
Đáp số: 40 000 m 2