Toán lớp 5 Bài 75. Đường tròn. Thực hành vẽ đường tròn - SGK Bình Minh
Đ – S? Cho các đường tròn tâm O, tâm I và tâm T như hình dưới. Biết bán kính của đường tròn tâm T có độ dài bằng 2 cm. Tính: Vẽ vào vở đoạn thẳng AB = 6 cm. Dùng com-pa hãy vẽ: a) Một đường tròn tâm A, bán kính 4 cm.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh
Đ – S?
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của đường tròn.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh
Cho các đường tròn tâm O, tâm I và tâm T như hình dưới. Biết bán kính của đường tròn tâm T có độ dài bằng 2 cm. Tính:
a) Độ dài đường kính của các đường tròn tâm T, tâm I và tâm O.
b) Độ dài bán kính của các đường tròn tâm O và tâm I.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của đường tròn.
- Đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
- Tất cả các bán kính của một đường tròn đều bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
Độ dài đường kính của đường tròn tâm T = 2 × 2 = 4 (cm)
Độ dài đường kính của đường tròn tâm I = 2 × đường kính đường tròn tâm T = 2 × 4 = 8 (cm)
Độ dài đường kính của đường tròn tâm O = 2 × đường kính đường tròn tâm I = 2 × 8 = 16 (cm)
b) Độ dài bán kính của đường tròn tâm O là:
16 : 2 = 8 (cm)
Độ dài bán kính của đường tròn tâm I là:
8 : 2 = 4 (cm)
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 97 SGK Toán 5 Bình Minh
Vẽ vào vở đoạn thẳng AB = 6 cm. Dùng com-pa hãy vẽ:
a) Một đường tròn tâm A, bán kính 4 cm.
b) Một đường tròn tâm B, bán kính 2 cm
Phương pháp giải:
a)
- Mở com-pa để đầu com-pa trùng với vạch 0 cm và đầu bút chì trùng với vạch 4 cm trên thước.
- Đặt đầu com-pa trùng với điểm A, cho đầu bút chì sát vào mặt giấy rồi quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm A có bán kính 4 cm.
b)
- Mở com-pa để đầu com-pa trùng với vạch 0 cm và đầu bút chì trùng với vạch 2 cm trên thước.
- Đặt đầu com-pa trùng với điểm B, cho đầu bút chì sát vào mặt giấy rồi quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm B có bán kính 2 cm.
Lời giải chi tiết:
Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau: