Toán lớp 5 Bài 77. Em ôn lại những gì đã học - SGK cánh diều
Nói cho bạn nghe những điều em học được trong chủ đề: a) Trong các hình dưới đây, hình nào là: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác đều, hình bình hành, hình thoi, hình thang? a) Chọn ngôi nhà có diện tích phù hợp với mỗi con thỏ: Theo em, những mảnh bìa nào có thể gấp lại thành hình hộp chữ nhật? Dũng hẹn gặp các bạn ở cổng công viên lúc 9 giờ 15 phút. Dũng ra khỏi nhà lúc 7 giờ 48 phút và đi tới công viên hết 1 giờ 23 phút. Theo em, Dũng có kịp đến chỗ hẹn đúng giờ không? T
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 69 SGK Toán 5 Cánh diều
Nói cho bạn nghe những điều em học được trong chủ đề:
Phương pháp giải:
Nói cho bạn nghe những điều em học được trong chủ đề
Lời giải chi tiết:
Tôi biết cách vẽ đường tròn khi cho biết bán kính hoặc đường kính của đường tròn đó.
Tôi biết phân biệt hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
Tôi biết về các đơn vị thể tích như: Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối.
Tôi biết thực hiện 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia với số đo thời gian
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Trong các hình dưới đây, hình nào là: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác đều, hình bình hành, hình thoi, hình thang?
b) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông để được một hình thoi, một hình bình hành, một hình tam giác và một hình thang. Chẳng hạn:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác đều, hình bình hành, hình thoi, hình thang.
Lời giải chi tiết:
a)
- Hình 1 là tam giác đều.
- Hình 2 là tam giác vuông.
- Hình 3 là tam giác tù.
- Hình 4 là hình thoi.
- Hình 5 là tam giác nhọn.
- Hình 6 là hình bình hành.
- Hình 7 là hình thang.
b) Học sinh tham khảo mẫu để vẽ.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Chọn ngôi nhà có diện tích phù hợp với mỗi con thỏ:
b) Tính diện tích kính để làm cửa sổ sau:
Phương pháp giải:
a) Áp dụng công thức tính diện tích của các hình đã học.
b) Tính diện tích kính để làm cửa sổ = Diện tích hình vuông + diện tích nửa hình tròn có đường kính bằng 1,2 cm
Lời giải chi tiết:
a)
b) Diện tích hình vuông là:
$1,2 \times 1,2 = 1,44$ (m 2 )
Bán kính nửa hình tròn là:
1,2 : 2 = 0,6 (m)
Diện tích nửa hình tròn là:
\(\left( {0,6 \times 0,6 \times 3,14} \right):2 = 0,5652\) (m 2 )
Diện tích kính để làm cửa sổ là:
1,44 + 0,5652 = 2,0052 (m 2 )
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 70 SGK Toán 5 Cánh diều
Theo em, những mảnh bìa nào có thể gấp lại thành hình hộp chữ nhật?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những mảnh bìa A, C, G có thể gấp lại thành hình hộp chữ nhật
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 71 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích mỗi hình sau:
b) Một bể cá có dạng hình hộp chữ nhật đựng nước như hình bên. Khi đặt vào bể một hòn đá san hô thì mực nước trong bể dâng thêm 5 cm. Tính thể tích hòn đá san hô đó.
Phương pháp giải:
a) Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật = diện tích xung quanh + diện tích đáy $ \times $2
- Diện tích đáy = chiều dài $ \times $chiều rộng
- Diện tích xung quanh = chu vi đáy $ \times $chiều cao
- Thể tích hình hộp chữ nhật : $V = a \times b \times c$
- Tính diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt $ \times $6
- Diện tích xung quanh của hình lập phương = diện tích một mặt $ \times $4
- Thể tích hình lập phương: $V = a \times a \times a$
b) Mực nước trong bể dâng thêm 5 cm chính là chiều cao của hòn đá san hô
Thể tích hòn đá san hô = chiều dài $ \times $ chiều rộng $ \times $ chiều cao
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
$\left( {5 + 7,5} \right) \times 2 \times 4 = 100$ (cm 2 )
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
$5 \times 7,5 = 37,5$ (cm 2 )
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
$100 + 37,5 \times 2 = 175$(cm 2 )
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
$7,5 \times 5 \times 4 = 150$ (cm 3 )
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
$9 \times 9 = 81$ (dm 2 )
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
$81 \times 4 = 324$ (dm 2 )
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
$81 \times 6 = 486$ (dm 2 )
Thể tích hình lập phương đó là:
$9 \times 9 \times 9 = 729$ (dm 3 )
b) Ta có: mực nước trong bể dâng thêm 5 cm chính là chiều cao của hòn đá san hô
Đổi: 5 cm = 0,5 dm
Thể tích hòn đá san hô đó là:
$9 \times 6 \times 0,5 = 27$(dm 3 )
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 71 SGK Toán 5 Cánh diều
Dũng hẹn gặp các bạn ở cổng công viên lúc 9 giờ 15 phút. Dũng ra khỏi nhà lúc 7 giờ 48 phút và đi tới công viên hết 1 giờ 23 phút. Theo em, Dũng có kịp đến chỗ hẹn đúng giờ không? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Tính thời gian Dũng đến chỗ hẹn = Thời gian ra khỏi nhà + thời gian đi
- So sánh với giờ đã hẹn.
Lời giải chi tiết:
Thời gian Dũng đến chỗ hẹn là:
7 giờ 48 phút + 1 giờ 23 phút = 8 giờ 71 phút
8 giờ 71 phút = 9 giờ 11 phút (đổi 71 phút = 1 giờ 11 phút)
Ta có: 9 giờ 11 phút < 9 giờ 15 phút
Vậy Dũng có kịp đến chỗ hẹn đúng giờ.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 71 SGK Toán 5 Cánh diều
Cô Vân dự định đi ô tô quãng đường dài 96 km từ Tây Ninh ra sân bay Tân Sơn Nhất với vận tốc 40 km/h. Rồi cô tiếp tục đi máy bay tới thành phố Buôn Ma Thuột. Biết rằng chuyến bay cuối cùng từ sân bay đi Buôn Ma Thuột sẽ đóng cửa ra máy bay lúc 16 giờ 15 phút. Theo em, cô Vân nên đi từ Tây Ninh chậm nhất lúc mấy giờ để có mặt ở sân bay trước giờ đóng của ra máy bay ít nhất 15 phút?
Phương pháp giải:
- Thời gian đi ô tô từ Tây Ninh ra sân bay Tân Sơn Nhất = quãng đường : vận tốc
- Thời gian xuất phát từ Tây Ninh = thời gian đóng của ra máy bay - 15 phút – thời gian đi ô tô từ Tây Ninh ra sân bay Tân Sơn Nhất
Lời giải chi tiết:
Thời gian đi ô tô từ Tây Ninh ra sân bay Tân Sơn Nhất là:
96 : 40 = 2,4 (giờ)
2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
Thời gian cô Vân nên đi từ Tây Ninh để có mặt ở sân bay trước giờ đóng của ra máy bay ít nhất 15 phút là:
16 giờ 15 phút – 15 phút – 2 giờ 24 phút = 13 giờ 36 phút
Đáp số: 13 giờ 36 phút.