Hoạt động 2. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trang 28 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Cánh Diều
hảo luận các tình huống giả định sau để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân.
Câu 1
Thảo luận các tình huống giả định sau để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân.
* Tình huống 1:
Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trưởng tạm thời trong khi lớp chưa bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ.
Tư duy tiêu cực |
Tư duy tích cực |
Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng. |
Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm. |
Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây của Hải lại chỉ được điểm trung bình
Tư duy tiêu cực |
Tư duy tích cực |
Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp. |
Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này. |
Phương pháp giải:
+ Thảo luận các tình huống giả định:
- Tình huống, nhân vật xảy ra như thế nào?
- Khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của nhân vật ra sao?
- Hướng tư duy tích cực và tiêu cực đó xảy ra như thế nào?
Lời giải chi tiết:
+ Tình huống 1:
- Ở tình huống này, nhân vật được đặt trong hoàn cảnh phải có cách ứng xử phù hợp với ý kiến chống đối của các bạn khác
- Nếu ở tư duy tiêu cực, chúng ta có thể thấy cách giải quyết không có chính kiến, niềm tin vào bản thân mình, là cách xử lý thiếu tự tin khiến bản thân bạn càng rơi vào bế tắc
- Mặt khác, nếu ở tư duy tích cực, Tú có thể tự chứng minh khả năng của mình với các bạn khác, giúp các bạn có suy nghĩ khác về mình, nhìn nhận vấn đề ở mọi khía cạnh, từ đó bạn có cách phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của mình.
+ Tình huống 2:
- Ở hướng tư duy tiêu cực: Hải sẽ thấy tự ti về kết quả của mình, tư duy này sẽ khiến bạn càng ngày càng kém trong quá trình học tập của mình, không còn động lực để phấn đấu.
- Ngược lại, nếu Hải tư duy tích cực bạn sẽ có thể thấy được khuyết điểm của mình, từ đó tìm cách khắc phục nó, thậm chí, qua điểm số này, Hải sẽ càng có động lực phấn đấu để đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Câu 2
Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp.
Phương pháp giải:
Ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp:
+ Tư duy tích cực giúp bạn cảm thấy như thế nào khi giao tiếp?
+ Việc tư duy tích cực góp phần giải quyết vấn đề trong cuộc sống như nào?
+ Việc giao tiếp với người khác có trở nên dễ dàng hơn không?
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp:
+ Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là sức mạnh tinh thần, giúp ta luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, lạc quan, hạnh phúc.
+ Giải quyết vấn đề tốt hơn, tiết kiệm thời gian và rút ngắn quá trình đi đến thành công.
+ Đem lại sự tự tin cho bản thân.
+ Giao tiếp tốt hơn trong các mối quan hệ .