Hoạt động 3. Nhận diện đặc điểm của người có tư duy độc lập trang 17 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức
Tranh biện về các ý kiến dưới đây và đưa ra những ví dụ cụ thể làm minh chứng.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SGK HĐTN 12 Kết nối tri thức
Tranh biện về các ý kiến dưới đây và đưa ra những ví dụ cụ thể làm minh chứng.
- Người tư duy độc lập là người luôn giữ ý kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Người có tư duy độc lập là người luôn có cách nhìn riêng, biết thu thập, phân tích thông tin đa chiều trước khi đưa ra kết luận.
Phương pháp giải:
Tranh biện về các ý kiến
Lời giải chi tiết:
– Người tư duy độc lập là người luôn giữ ý kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào
=> Không đúng vì người có tư duy độc lập sẽ có cái nhìn đa chiều, lắng nghe và ghi nhận ý kiến của người khác từ đó đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân chứ không phải là người bảo thủ, luôn giữ ý kiến của mình mà không đổi
=> Ví dụ: Khi có tranh cãi xảy ra, nên lắng nghe mọi ý kiến và phân tích, suy xét xem ý kiến của mình là đúng hay sai để có cách giải quyết kịp thời. Nếu biết bản thân mình sai mà vẫn giữ nguyên ý kiến không chịu thay đổi thì đấy là người có tính bảo thủ chứ không phải tư duy độc lập
- Người có tư duy độc lập là người luôn có cách nhìn riêng, biết thu thập, phân tích thông tin đa chiều trước khi đưa ra kết luận”
=> Đúng vì đấy là đặc điểm của người có tư duy độc lập
=> Ví dụ: Khi một cuộc họp diễn ra, có quá nhiều ý kiến và quan điểm của nhân viên được nêu ra, lúc này người lãnh đạo sẽ phải là người thu thập, phân tích ý kiến của mọi người rồi sau đó sẽ đưa ra kết luận mang tính khách quan nhất
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 17 SGK HĐTN 12 Kết nối tri thức
Thảo luận, xác định những biểu hiện của tư duy độc lập.
Phương pháp giải:
Xác định những biểu hiện của tư duy độc lập
Lời giải chi tiết:
Những biểu hiện của tư duy độc lập là:
- Không lệ thuộc vào ý kiến của người khác.
- Biết lắng nghe ý kiến hợp lí của người khác.
- Có cách nhìn riêng dựa trên quan sát và kinh nghiệm của cá nhân.
- Biết tự đánh giá, tự kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra ý kiến.
- Có thái độ bình tĩnh, không vội vàng nghe theo ý kiến của người khác.
- Có kĩ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phân tích, xác định những dấu hiệu bản chất của sự vật.
- ...