Bài 1. Tính cách và cảm xúc của tôi trang 14, 15, 16 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức
Chia sẻ về một số nét đặc trưng trong tính cách của em.
Hoạt động 1
1. Chia sẻ về một số nét đặc trưng trong tính cách của em.
2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách bản thân.
Phương pháp giải:
1. Cảm nhận và chia sẻ về tính cách của bản thân.
2. Đưa ra những nét tính cách của bản thân và thảo luận với bạn bè.
Lời giải chi tiết:
1. Một số tính cách của bản thân có thể chia sẻ như:
- Luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động và giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Có 1 chút nhút nhát và tự ti về bản thân.
2.
- Nét đặc trưng là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra ví dụ: vui vẻ, hòa đồng, dịu dàng, nghiêm túc, kĩ tính, cẩn thận,...
- Thường được người khác nhận ra thông qua số cử chỉ, hành động, cách nói chuyện như: hoạt bát, dễ thương, vui vẻ, dễ mến,...
Hoạt động 2
1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoặc đã quên hẹn, trời lại năng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.
2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em.
Gợi ý:
- Tình huống xảy ra như thế nào?
- Cảm xúc khi đó của em là gì?
- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc?
3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Phương pháp giải:
1. Tìm hiểu và nhận biết được những thay đổi cảm xúc qua tình huống
2. Nhớ lại và chia sẻ với bạn bè những cảm xúc bản thân mình đã trải qua.
3. Chia sẻ và thảo luận với các bạn về những cách có thể điều chỉnh được cảm xúc bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. Trong tình huống trên bạn Minh thay đổi từ tức giận, bực bội, khó chịu sang thương bạn Khoa vì bạn Khoa đã rất vất vả dắt xe một quãng đường xa dưới thời tiết nắng nóng để tới chỗ hẹn với mình.
2.
- Tình huống xảy ra trong giờ kiểm tra môn Toán.
- Cảm xúc khi đó của em: sau khi hết giờ làm bài thì cảm thấy rất vui vì làm được bài và tự tin vào kết quả và bài làm của bản thân.
- Cảm xúc thay đổi sau khi so kết quả, đáp án với các bạn khác thì thấy lo lắng, hụt hẫng...
- Điều chỉnh cảm xúc bản thân: tự điều chỉnh lại cảm xúc, xem lại câu hỏi và tự tin với kết quả của mình.
3.
- Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc
- Tâm sự với bố mẹ hoặc bạn bè thân thiết nhất của mình.
- Uống một cốc nước yêu thích nhất.
- Suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực nhất.
Hoạt động 3
Giới thiệu về những nét đặc trưng trong tính cách của em.
Gợi ý: Vẽ chân dung, diễn kịch câm, viết bài,...
Phương pháp giải:
Sử dụng những lợi thế, điểm mạnh của bản thân để giới thiệu những nét đặc trưng của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Có thể tham khảo như sau:
- Những tính cách như: vui vẻ, hòa đồng, gần gũi ... được vẽ vẽ phác họa bằng chân dung cụ thể.
- Viết cảm nhận về tính cách bản thân thông qua những lời nhận xét của mọi người xung quanh.
Hoạt động 4
Sắm vai nhân vật trong các tình huống dưới đây để thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:
- Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.
- Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.
Phương pháp giải:
Từ những cảm xúc đã điểm hiểu vận dụng để giải quyết các tình huống đặt ra.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Bình nên kiểm tra lại bài của mình xem đã viết theo đúng yêu cầu đề bài và đủ ý chưa. Nếu vẫn còn vướng mắc thì Bình nên gặp thầy để được giải đáp thích hợp hơn.
- Tình huống 2: Hoa nên bình tĩnh lại sau đó Hoa nên đến gặp và nói chuyện rõ với lớp trưởng rằng mình không có năng khiếu về việc múa hát và mình chỉ có biết vẽ. Nên lớp trưởng nên cân nhắc các bạn khác có năng khiếu múa hát tham gia vào tiết mục văn nghệ, tránh ảnh hưởng đến thành tích của lớp.
Hoạt động 5
- Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày
- Ghi lại kết quả điều chỉnh cảm xúc của mình và những khó khăn khi phải thực hiện nó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để tự điều chỉnh được cảm xúc của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo một số việc làm sau:
- Nếu gặp bất kì khó khăn nào trong cuộc sống hãy mỉm cười, suy nghĩ lạc nhất, mọi chuyện sẽ được giải quyết:
+ Bài kiểm tra có bị điểm kém, nỗ lực và cố gắng hơn ở các bài kiểm tra sau.