Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 10, 11 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 cánh diều Chủ đề 1. Môi trường học đường trang 5, 6, 7, 8, 9, 10,


Bài 2. Xây dựng và gìn giữ tình bạn trang 10, 11 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều

Chia sẻ về biểu hiện của tình bạn đẹp

1

Chia sẻ về biểu hiện của tình bạn đẹp

Phương pháp giải: HS chia sẻ về người bạn và trình bày quan điểm của mình về một tình bạn các e cho là đẹp

Lời giải chi tiết:

- Tình bạn: Tình bạn đẹp là tình bạn trong sáng, lành mạnh là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người dựa trên cơ sở hợp nhau về tính cách, sở thích, có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,…

- Biểu hiện:

+ Phù hợp với nhau về quan niệm sống,

+ Bình đẳng và tôn trọng  nhau, chân thành, tin cậy, có trách nhiệm,

+ Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

2

- Thảo luận về tình huống dưới đây để chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn.

- Trao đổi về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

Phương pháp giải:

- Bước 1: Phân tích tình huống

Bước 2: Chỉ ra cách thức các nhân vật xây dựng và gìn giữ tình bạn

- HS nhận diện được những biểu hiện của tình bạn đẹp, nêu những trải nghiệm của bạn thân về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

Lời giải chi tiết:

* Thảo luận về tình huống dưới đây để chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn.

- Phân tích tình huống:

+ Nhân vật: Huy và Hoàng, bạn thân từ lớp 6

+ Cùng chung sở thích: Tìm hiểu về Rô – bốt, đọc truyện tranh và đam mê đá bóng

+ Huy giỏi toán còn Hoàng giỏi tiếng anh

=> Hai bạn luôn cùng nhau học tập, vui chơi và chia sẻ với nhau

- Cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn

+ Tình bạn của Huy và Hoàng được xây dựng dựa trên sự chia sẻ và tương đồng về sở thích

+ Các bạn giữ gìn tình bạn của mình bằng cách đồng hành với nhau trong học tập, sở thích và sẵn sàng chia sẻ với đối phương

* Trao đổi về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

- Chọn bạn phù hợp với gia cảnh, tính cách và quan điểm sống

- Luôn thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống

- Bí mật với những chuyện cá nhân mà đối phương chia sẻ

- Tôn trọng và sẵn sàng hoàn thiện để tốt hơn,…

3

Tham gia hoạt động xây dựng tình bạn

Phương pháp giải:

Bước 1: Thảo luận về nguyên liệu làm bánh

Bước 2: Xác định cách thức tiến hành làm “Chiếc bánh tình bạn”

Bước 3: Giới thiệu “Chiếc bánh tình bạn”

Lời giải chi tiết:

*Thảo luận về nguyên liệu làm bánh

- 01cốc lời chào thân thiện

- 01 cốc nụ cười đáng yêu

- 01 cốc đầy sự chân thành

- 01 cốc thấu hiểu và sẻ chia

- 02 thìa cà phê đồng hành mọi khó khăn, vui buồn

- 1/3 muỗng giận hờn

* Giới thiệu “Chiếc bánh tình bạn”

- 01cốc lời chào thân thiện: Mở đầu tình bạn yêu thương

- 01 cốc nụ cười đáng yêu: Thấy được sự cởi mở và thiện chí làm bạn

- 01 cốc đầy sự chân thành: Xây dựng cốt bánh tình bạn vững chắc nhưng cũng mềm mịn

- 01 cốc thấu hiểu và sẻ chia: Giữ gìn tình bạn thêm bền lâu

- 02 thìa cà phê đồng hành mọi khó khăn, vui buồn: Sẵn sàng vì nhau mà cố gắng

- 1/3 muỗng giận hờn: Một chút vị đắng nhẹ cho khung bậc cảm xúc thêm đong đầy và trân trọng tình bạn hơn.

4

Đóng vai xử lí các tình huống sau để luyện tập cách duy trì và gìn giữ tình bạn

Phương pháp giải: Đóng vai và sử dụng những trải nghiệm của bản thân để xử lí tình huống

Lời giải chi tiết:

*Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn của mình

- Trước tiên em sẽ lắng nghe

- Sau đó đính chính lại về bạn của mình

- Khẳng định ưu điểm và hạn chế của bạn để đối phương nhận thức đúng về bạn và hạn chế hiểu lầm về sau.

* Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao

- Luôn ủng hộ và chúc mừng bạn

- Chia sẻ niềm tự hảo về bạn của mình,…

* Tình huống 3: Có người nói với em rằng người bạn của em đã nói những điều không tốt về em

- Em sẽ tìm hiểu người nói thông tin đó là ai, nói chuyện với người đó để giải quyết vấn đề

- Nếu đúng như những gì bạn đó nói, em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn của mình và góp ý để hai đứa cùng hoàn thiện hơn

- Nếu sai em sẽ đính chính và nói với bạn của mình về chuyện đã xảy ra

* Tình huống 4: Em và bạn hiểu lầm nhau

- Tìm nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm

- Tìm cách để làm hoà

- Chia sẻ với bạn về cảm nhận của mình khi bị hiểu lầm

* Tình huống 5: Bạn của em gặp chuyện buồn về gia đình

- Im lặng và lắng nghe

- Chia sẻ những điều mà bản thân đã trải qua tương tự hoặc trải nghiệm từ hiểu biết

- Luôn bên cạnh và đồng hành, động viên,…


Cùng chủ đề:

Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 1 trang 48, 49, 50 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 1 trang 58, 59, 60 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 1 trang 66, 67 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 1 trang 74, 75, 76 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 1 trang 85, 86 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 10, 11 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 22, 23, 24, 25 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 33, 34 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 41, 42, 43, 44 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 51, 52, 53, 54 Cánh diều
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 61, 62 Cánh diều