Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 66, 67, 68, 69, 70 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 kết nối tri thức Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề trang 62, 63,


Bài 2. Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp trang 66, 67, 68, 69, 70 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức

Chia sẻ những việc em làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

HĐ 1

Câu 1: Chia sẻ những việc em làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Phương pháp giải: Từ việc làm của bản thân chia sẻ lại những cách để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Lời giải chi tiết:

Những việc em làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc:

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, đi đánh cầu lông, bóng rổ,...

+ Luôn chăm chỉ, nỗ lực hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ mà bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình giao cho.

+ Gặp khó khăn tìm cách vượt qua, tìm kiêm sự giúp đỡ,...

Câu 2: Thảo luận xác định những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Gợi ý:

- Tập thể dục, chạy bộ hằng ngày.

- Chuyên cần học tập, khi gặp bài tập khó luôn tự lực suy nghĩ, tìm cách giải bằng được.

- Thường xuyên tham gia việc nhà, không ỷ lại.

Phương pháp giải: thảo luận với bạn về những cách để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ

Khó khăn khi rèn luyện

Cách rèn luyện

Thực hiện đến cùng công việc được giao

Ỷ lại người khác

Chia công việc thành từng phần, cố gắng thực hiện hết từng phần để hoàn thành.

Không bỏ cuộc khi gặp tình huống khó khăn

Nản chí, từ bỏ

- Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực

- Cố gắng tìm cách để vượt qua khó khăn, có thể nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Không từ bỏ giữa chừng khi chưa hoàn thành công việc.

Đổ lỗi cho hoàn cảnh

- Tập trung vào công việc của chính mình

- Lắng nghe một cách tích cực, không để bị ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

HĐ 2

Câu 1: Chia sẻ yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

Gợi ý:

Phương pháp giải: Tìm hiểu và chia sẻ về những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề luật sư

* Năng lực:

- Có khả năng phân tích, tổng hợp cao, tư duy logic, nhanh nhạy trong công việc.

- Ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.

* Phẩm chất:

- Công bằng, trung thực, khách quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao.

- Có lập trường vững vàng.

Câu 2: Chỉ ra những yêu cầu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

Gợi ý:

- Có trách nhiệm cao trong công việc

- Chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, tự tin thể hiện bản thân

- Có khả năng làm việc nhóm

- Có khả năng đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

- Thường xuyên cập nhật kiến thức, kĩ năng mới để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Phương pháp giải: Dựa vào gợi ý và kiến thức chỉ ra phẩm chất, năng lực của cần có của người lao động hiện đại.

Lời giải chi tiết:

* Phẩm chất:

- Chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, tự tin thể hiện bản thân.

- Có trách nhiệm cao trong công việc.

- Khả năng chịu áp lực cao.

* Năng lực:

- Thường xuyên cập nhật kiến thức, kĩ năng mới để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Có khả năng đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

- Có khả năng làm việc nhóm

- Có kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Câu 3: Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện những phẩm chất, năng lực của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của người lao đọng trong xã hội hiện đại.

Gợi ý:

- Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thực tế.

- Hợp tác, giao tiếp với các bạn trong học tập, công việc.

- Tự giác học tập, lao động ở trường, lớp và gia đình.

Phương pháp giải: Từ những việc làm của bản thân chia sẻ lại những việc bản thân đã làm để rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp yêu cầu người lao động trong xã hội hiện đại.

Lời giải chi tiết:

- Tự giác, cố gắng, nỗ lực học tập thật tốt.

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng sống, hợp tác với bạn bè, người thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, trải nghiệm,...

HĐ 3

Câu 1: Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến định hướng.

Phương pháp giải: Tìm hiểu và chia sẻ những môn và những ngành nghề tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Khoa học tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh theo học các ngành như Kế toán, Kinh tế, Marketing, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kiến trúc,...

Khoa học xã hội: Văn, Sử, Địa, GDCD, Tiếng Anh theo học các ngành Luật quản lí nhà nước, truyền thông, báo chí, Sư phạm, phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch,...

Câu 2: Tìm hiểu các môn liên quan đến hướng nghiệp.

Gợi ý:

- Bác sĩ nhi khoa: Toán, Hóa, Sinh.

- Nhà ngoại giao: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ.

- Nhân viên hướng dẫn viên du lịch: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

Phương pháp giải: Tìm hiểu và chia sẻ những môn và những ngành nghề tương ứng.

Lời giải chi tiết:

- Luật sư: Toán, Vật lý, Tiếng anh hoặc Văn, Sử, Địa...

- Giáo viên Toán: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh,...

- Kiến trúc sư: Văn, Toán, Mỹ thuật hoặc Văn, Anh, Vẽ,...

HĐ 4

Tham gia diễn đàn về chủ đề “Nghề nào cũng đáng được tôn trọng”

Gợi ý:

- Nội dung:

+ Ý nghĩa, tầm quan trong của lao động nghề nghiệp.

+ Giá trị của người lao động: Mọi người làm các công việc có ích và đóng góp cho sự phát triển của gia đình, xã hội đều đáng được tôn trọng.

+ Bày tỏ thái độ tôn trọng đối với lao động và người lao động.

- Cách tổ chức:

Phương pháp giải: Tìm hiểu về các nghề và tham gia diễn đàn về chủ đề “Nghề nào cũng đáng được tôn trọng”

Lời giải chi tiết:

- Nội dung: Lao động nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tạo ra thu nhập, nuôi sống con người và phát triển xã hội loài người.

+ Giá trị của người lao động: Bất kì công việc gì, có đóng góp như thế nào thì mỗi người lao động đều được tôn trọng và thể hiện đáng kính nhất cho những người lao động. Mỗi một lao động đóng góp một phần sức lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Các thức tổ chức: tổ chức thảo luận trên lớp, trường.

HĐ 5

Xây dựng kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Gợi ý:

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, ĐỘ BỀN, TÍNH KIÊN TRÌ, SỰ CHĂM CHỈ TRONG VIỆC

Phương pháp giải: Tìm hiểu và xây dựng kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Lời giải chi tiết:

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN

Nhiệm vụ

Biện pháp rèn luyện

Thời gian, địa điểm thực hiện

Kết quả mong đợi

Rèn luyện sức khỏe

- Có thời gian biểu rèn luyện sức khỏe theo ngày/tuần

- Thực hiện theo thời gian biểu

- Tập luyện thường xuyên: đi bộ, tập thể dục, tập bóng rổ, ...

Theo thời gian biểu

Hằng ngày

Nâng cao sức khỏe, chiều cao, thể lứcaa

Rèn luyện độ bền, tính kiên trì

- Không bỏ cuộc khi đứng trước khó khăn.

- Nhẫn nại vượt qua mọi thử thách.

- Có tinh thần tự giác làm bài, học bài và các công việc bạn bè, thầy cô, người thân giao cho

Hằng ngày

- Kết quả học tập đạt loại giỏi

- Vượt các các thử thách

Rèn luyện chăm chỉ

Tự giác hoàn thành các công việc ở lớp, trường, nhà

Hằng ngày

Được bạn bè, thầy cô, bố mẹ ghi nhận

HĐ 6

Câu 1: Tự đánh giá việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

Gợi ý:

Phương pháp giải: Bản thân tự xây dựng các phẩm chất và năng lực và đánh giá kết quả của bản thân dựa vào kế hoạch đưa ra.

Lời giải chi tiết:

Những phẩm chất, năng lực đã rèn luyện được

Cách rèn luyện

Kết quả đạt được

Tự đánh giá

Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Tích cực, chủ động giao tiếp với mọi người

- Tham gia các hoạt động giao lưu, tập thể, hợp tác nhóm

- Chủ động cập nhật thông tin đọc tài liệu, sách báo để vận dung vào cuộc sống

- Hòa đồng thân thiện, tự tin giao tiếp với mọi người

Đạt

Phẩm chất chăm chỉ

- Chăm làm mọi việc, chủ động học hỏi.

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp, trường, xã hội

Rèn luyện được tính chăm chỉ, cần cù

Đạt

Câu 2: Chia sẻ kết quả tự đánh giá việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

Phương pháp giải: Chia sẻ kết quả tự đánh giá của bản thân mình trước lớp về các phẩm chất và năng lực phù hợp yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

Lời giải chi tiết:

Sau khi xây dựng kế hoạch thì chia sẻ với bạn bè, thầy cô. Nếu có góp ý thì tiếp thu và sửa đổi sao cho đúng, phù hợp hơn.

HĐ 7

Câu 1: Xác định các môn học phù hợp với hứng thú nghề nghiệp của em.

- Các môn học phù hợp hứng thú nghề nghiệp của em.

- Điểm mạnh, hạn chế của em ở từng môn học trong các môn đó.

Phương pháp giải: Xác định hứng thú của mình đối với nghề nào và xác định các môn học đối với ngành nghề đó.

Lời giải chi tiết:

- Bác sĩ: Toán, Hóa, Sinh

- Điểm mạnh và hạn chế của bản thân khi học các môn:

+ Điểm mạnh: Tính toán nhanh, có tư duy logic, chăm chỉ làm các bài tập,...

+ Hạn chế: trình bày bài còn ẩu, cẩu thả,...

Câu 2: Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp.

Gợi ý:

Phương pháp giải: Từ định hướng nghề nghiệp của bản thân tự xây dựng kế hoạch học tập để đạt mục tiêu đã đưa ra.

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu

Biện pháp thực hiện

Thời gian thực hiện

Nâng cao kết quả học tập môn Hóa học

- Làm nhiều bài tập về môn Hóa.

- xem video về bài giảng, thí nghiệm thực hành môn Hóa

- Trao đổi về phương pháp học tập môn Hóa với bạn bè, thầy cô.

Trong năm học

HĐ 8

- Thực hiện kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc và kế hoạch học tập hướng nghiệp đã xây dựng.

- Ghi chép, lưu lại những việc đã thực hiện và kết quả rèn luyện, học tập em đã đạt được.

Phương pháp giải: Xác định hứng thú của mình đối với nghề nào và xác định các môn học đối với ngành nghề đó.

Lời giải chi tiết:

Sau khi lập kế hoạch cho bản thân, tự thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để thực hiện rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Đánh giá chủ đề 9

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp.

Ví dụ:

KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Mục tiêu khảo sát: Biết được hứng thú về nghề nghiệp tương lại của bạn bè trong tương lai.

Nội dung khảo sát:

- Học sinh có hứng thú với những nghề nào trong xã hội hiện đại như Bác sĩ, giáo viên, luật sư, diễn viên, ca sĩ, truyền thông, maketing,...

- Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hoặc vì đam mê,...)

- Cần phải làm thế nào để theo đuổi được nghề đó? (cần năng lực, phẩm chất như thế nào)

Cách khảo sát:

Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp

Thời gian: Từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5.

- Rèn luyện được sức khỏe, độ bền bỉ, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Ví dụ: Tham gia các hoạt động thể dục thể thao, chăm chỉ, tự học, tự làm các công việc, học tập,...

- Thể hiện được thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.

Ví dụ: Với bất kì nghề nghiệp nào cũng luôn thể hiện thái độ tôn trọng, kính trọng,...

- Nêu được ít nhất 2 phẩm chất, 2 năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

Ví dụ:

+ 2 phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm...

+ 2 năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,...

- Tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

Ví dụ: phẩm chất trung thực khi làm bài kiểm tra.

- Định hướng được các môn học ở Trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.

Ví dụ: Nghề báo chí và truyền thông: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí.

Nghề Công nghệ thông tin và truyền thông: Toán, Vật lý, Tin học.

- Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp

Ví dụ:

Mục tiêu

Biện pháp thực hiện

Thời gian thực hiện

Nâng cao kết quả học tập môn Tin học

- Làm nhiều bài tập về môn Tin học.

- Thực hành nhiều trên máy tính.

- Trao đổi về phương pháp học tập môn Tin học với bạn bè, thầy cô.

Trong năm học


Cùng chủ đề:

Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 25, 26, 27 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 33, 34 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 40, 41 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 46, 47 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 53, 54, 55 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 2 trang 66, 67, 68, 69, 70 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 3 trang 10, 11 Kết nối tri thức
Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 bài 3 trang 34, 35 Kết nối tri thức