Hoạt động 1 trang 7, 8 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Chân trời sáng tạo Bản 2
Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
1
Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
Phương pháp giải: Sử dụng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để đưa ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực.
Lời giải chi tiết:
*Một số nét tính cách tích cực như: thân thiện, hoạt bát.
- Tính cách thân thiện: Thể hiện sự cởi mở; Chủ động tích cực tham gia và hòa nhập với mọi người.
- Tính cách hoạt bát: Năng động tích cực trong các sự kiện của nhà trường; Tích cực giao lưa với bạn bè và thầy cô.
*Một số nét tính cách chưa tích cực như: vô tâm, thiếu kỉ luật.
- Tính cách vô tâm: Thường thờ ơ trước các hoạt động của tập thể; Sống ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự tư, tự lợi, sùng bái.
- Tính cách thiếu kỉ luật: Trong giờ học ăn quà vặt, làm việc riêng; Kiểm tra quay cóp, chép tài liệu; Không tham gia các hoạt động tập thể do trường lớp đưa ra.
2
Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích.
Phương pháp giải: HS chia sẻ về người bạn mà mình yêu quý và những nét tính cách của bạn ấy.
Lời giải chi tiết:
- Một số nét tính cách tiêu biểu như: thẳng thắn; nhiệt tình; dịu dàng; rộng lượng; thân thiện; tốt bụng.
- Chia sẻ ảnh hưởng của những tính cách đó đến học tập và cuộc sống của mình, như: Tích cực cùng nhau học tập, hoạt động thể thao; Cùng nhau chia sẻ những câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho nhau;…
3
Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân.
Phương pháp giải: Sử dụng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để đưa ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực.
Lời giải chi tiết:
- Một số nét tính cách tích cực của bản thân: hoạt bát; vui vẻ; chăm chỉ; vị tha.
- Một số nét tính cách chưa tích cực của bản thân: thờ ơ; thiếu kỉ luật; dễ cáu giận.
4
Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Gọi tên những nét tính cách của bản thân
- Bước 2: Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác
Lời giải chi tiết:
- Một số nét tính cách của bản thân: chu đáo; cẩn thận; thiếu ý chí.
- Ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác:
+ Chu đáo với mợi người mang lại cho em sự yêu thương và những tình bạn tốt đẹp.
+ Tính cẩn thận giúp em luôn thực hiện công việc chỉn chu và được thầy, cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ.
+ Việc thiếu ý chí đã cản trở em hoàn thành công việc có tính thử thách.
5
Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân.
Phương pháp giải: Làm theo các bước sau
- Bước 1: Gọi tên tính cách mà em muốn khắc phục
- Bước 2: Xác định những biểu hiện cơ bản của tính cách đó
- Bước 3: Xác định cách có thể khắc phục những biểu hiện ấy
- Bước 4: Tự ghi nhận cho sự cố gắng của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra
Lời giải chi tiết
Cách khắc phục |
Ví dụ |
Gọi tên tính cách mà em muốn khắc phục |
Thờ ơ |
Xác định những biểu hiện cơ bản của tính cách đó |
- Sống ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự tư, tự lợi, sùng bái” “cái tôi”. - Luôn kèn cựa, đố kỵ; tranh công, đỗ lỗi. |
Xác định cách có thể khắc phục những biểu hiện ấy |
- Đưa ra lời hứa và quyết tâm tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động trường, lớp. - Nếu có khó khăn thì không nản chí mà luôn quan tâm đến bản thân và tập thể, chủ động tìm sự hỗ trợ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. |
Tự ghi nhận cho sự cố gắng của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra |
- Lập cuốn sổ để ghi lại những hành động tốt trong một ngày của em đối với mọi người xung quanh. - Tự thưởng cho bản thân sau mỗi cố gắng của bản thân. |
6
Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
Phương pháp giải: HS chia sẻ kết quả bản thân đạt được sau quá trình khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
Lời giải chi tiết: Một số kết quả có thể đạt được khi khắc phục nét tính cách chưa tích cực như:
- Luôn vui vẻ, hòa động, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
- Kết quả học tập tiến bộ hơn.
- Rèn luyện được ý thức trách nhiệm, kỉ luật trong học tập và công việc.