Mục 1. Việt Nam – tổ quốc tôi trang 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
Thảo luận về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
HĐ 1 CH 1
Thảo luận về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Xác định danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên để thiết kế sản phẩm giới thiệu.
- Xác định nội dung giới thiệu:
+ Tên, vị trí địa lý của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
+ Nét đẹp đặc trưng: điểm nổi bật, cấu trúc thu hút khách du lịch.
- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm
+ Bài giới thiệu đăng trên mạng xã hội
+ Cẩm nang hướng dẫn du lịch
+ Tờ tơi
+ Mô hình
Lời giải chi tiết:
Cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước:
- Xác định danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên để thiết kế sản phẩm giới thiệu.
- Xác định nội dung giới thiệu:
+ Tên, vị trí địa lý của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
+ Nét đẹp đặc trưng: điểm nổi bật, cấu trúc thu hút khách du lịch.
- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm
+ Bài giới thiệu đăng trên mạng xã hội
+ Cẩm nang hướng dẫn du lịch
+ Tờ tơi
+ Mô hình
HĐ 2 CH 1
Thiết kế một sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thiết kế.
Lời giải chi tiết:
- Các nhóm tiến hành thiết kế một sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
Ví dụ: Thiết kế album ảnh về cảnh đẹp của Hà Nội.
+ Các thành viên tiến hành sưu tầm các bức ảnh đẹp về hà Nội.
+ Cử thành viên viết lời giới thiệu về từng ảnh đẹp.
+ Cử thành viên thuyết trình giới thiệu về cảnh đẹp của Hà Nội trước lớp.
HĐ 2 CH 2
Giới thiệu sản phẩm.
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý trong SGK.
Lời giải chi tiết:
- Thuyết trình giới thiệu về cảnh đẹp của Hà Nội trước lớp:
Ví dụ: Giới thiệu về hồ Gươm – Hà Nội
a. Vị trí địa lý, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
- Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
- Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
- Hồ có nhiều tên gọi: Hồ Tả Vọng. Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh).
+ Thế kỷ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm.
+ Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy.
b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
- Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
- Có rùa quý sông trong hồ.
- Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
- Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
+ Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng). Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông.
+ Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh). Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
- Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
- Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc.
+ Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới.
+ Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau.
+ Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương.
+ Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
- Tháp Rùa:
+ Được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh.
+ Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
d. Ý nghĩa:
- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
- Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
- Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.
HĐ 3 CH 1
Thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện để quảng bá một danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
Phương pháp giải:
Thảo luận nhóm, dựa vào gợi ý trong SGK.
Lời giải chi tiết:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
Tên ngày hội: Việt Nam tươi đẹp
Nhóm thực hiện:
1. Vũ Hà Cẩm Tú (Trưởng nhóm).
2. Nguyễn Anh Tuấn.
3. Nguyễn Viết Thiên Tùng
4. Lê Vũ Ngọc Diệp.
5. Đỗ Lâm Anh.
6. Nguyễn Thị Khánh Huyền
Mục đích tổ chức: Giới thiệu vẻ đẹp của di tích lịch sử của Việt Nam.
Địa điểm tổ chức: Lớp học
Thời gian tổ chức: Tiết Sinh hoạt.
Đối tượng tham dự: Các bạn học sinh trong lớp.
Phân công chuẩn bị:
+ Lựa chọn sản phẩm đã thiết kế để quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam: Cả nhóm.
+ Tập một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam: Cả nhóm.
+ Dẫn chương trình: Bạn Huyền
+ Phụ trách máy tính, máy chiếu: Bạn Lâm Anh
+ Chuẩn bị địa điểm tổ chức: Cả nhóm
Quét dọn vệ sinh: Các bạn Thiên Tùng, Anh Tuấn, Ngọc Diệp
Kê bàn ghế: Các bạn Thiên Tùng, Anh Tuấn, Ngọc Diệp
Thiết kế hình ảnh giới thiệu chủ đề ngày hội trên máy tính: Cẩm Tú
Chương trình ngày hội:
+ Văn nghệ chào mừng
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần tham dự
+ Giới thiệu vẻ đẹp của di tích lịch sử và các câu chuyện gắn liền với di tích đó.
+ Giao lưu với các bạn trong lớp
+ Bế mạc.
HĐ 3 CH 2
Chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch.
Phương pháp giải:
Học sinh tự chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Em chia sẻ kế hoạch tổ chức sự kiện để quảng bá một danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà nhóm mình đã xây dựng với bạn bè và thầy cô để bạn bè, thầy cô góp ý, hoàn thiện.
HĐ 4 CH 1
Tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước theo kế hoạch đã xây dựng.
Phương pháp giải:
Quảng bá dựa vào kế hoạch đã xây dựng.
Lời giải chi tiết:
Nhóm tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước theo kế hoạch đã xây dựng
HĐ 4 CH 2
Chia sẻ kết quả tổ chức sự kiện và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia sự kiện.
Phương pháp giải:
Học sinh tự chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Em và nhóm cùng chia sẻ kết quả tổ chức sự kiện và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia sự kiện.