Giải vật lí 12 bài 11 trang 45, 46, 47 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Vật lí 12, giải lí 12 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 2. Khí lí tưởng - Lí 12 Kết nối tri thức


Bài 11. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng trang 45, 46, 47 Vật Lí 12 Kết nối tri thức

Các định luật Boyle và Charles chỉ xác định mối liên hệ giữa hai cặp thông số "áp suất - thể tích" và "thể tích - nhiệt độ" của một khối lượng khí xác định. Vậy, làm thế nào để xác định được mối liên hệ của cả ba thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định?

Câu hỏi tr 45 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 45 SGK Vật lí 12 Kết nối tri thức

Các định luật Boyle và Charles chỉ xác định mối liên hệ giữa hai cặp thông số "áp suất - thể tích" và "thể tích - nhiệt độ" của một khối lượng khí xác định. Vậy, làm thế nào để xác định được mối liên hệ của cả ba thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định?

Phương pháp giải:

Sử dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

Định luật Boyle và Charles chỉ xác định mối liên hệ giữa hai cặp thông số trạng thái (áp suất, thể tích và nhiệt độ) của một khối lượng khí xác định. Để xác định mối liên hệ của cả ba thông số, ta cần sử dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng :

pV = nRT

Câu hỏi tr 45 HĐ 1

Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 45 SGK Vật lí 12 Kết nối tri thức

Hãy dựa vào các định luật Boyle, Charles và Hình 11.1 về quá trình chuyến trạng thái của một khối lượng khí xác định để lập phương trình dưới đây về mối liên hệ giữa ba thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định:

\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow \frac{{pV}}{T}\) = hằng số

Độ lớn của hăng số trên phụ thuộc vào lượng khí ta xét.

Phương pháp giải:

Dựa vào các định luật Boyle, Charles và Hình 11.1

Lời giải chi tiết:

- Định luật Boyle:

p V = p V => \({V_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}}\) (khi T = const)

- Định luật Charles:

\(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {V_2} = \frac{{{V_1}{T_2}}}{T}\) (khi p = const)

- Hình 11.1:

Quá trình biến đổi trạng thái từ (p , V , T ) đến (p , V , T ).

\( \Rightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{V_1}{T_2}}}{{{T_1}}} \Rightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

Câu hỏi tr 45 CH

Trả lời câu hỏi trang 45 SGK Vật lí 12 Kết nối tri thức

1. Hãy lập phương trình \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\) bằng một cách biến đổi trạng thái khác cách trong Hình 11.1 để chứng tỏ: Quá trình chuyển trạng thái không phụ thuộc cách chuyển trạng thái mà chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối.

2. Tại sao không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí mà lại gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật Boyle và Charles

Lời giải chi tiết:

1. Lập phương trình chứng tỏ quá trình chuyển trạng thái không phụ thuộc cách chuyển trạng thái:

- Cách biến đổi trạng thái khác trong Hình 11.1:

+ Chọn trạng thái trung gian (1') với áp suất p' và thể tích V₂.

+ Áp dụng định luật Boyle cho quá trình đẳng nhiệt (1) → (1'): p₁V₁ = p'V₂

+ Áp dụng định luật Charles cho quá trình đẳng áp (1') → (2): V₂/T₁ = V₂/T₂

Thay V₂ từ hai phương trình trên vào nhau:

\( \Rightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{p'}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_1}{T_1} = p'{T_2} = const\)

So sánh với phương trình (11.1):

\(\frac{{{p_1}{T_1}}}{{{p_2}{T_2}}} = const\)

Ta thấy hai phương trình có dạng tương tự nhau, chỉ khác nhau ở ký hiệu áp suất (p' thay cho p₂).

2. Lý do không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí:

- Phương trình (11.1): \(\frac{{{p_1}{T_1}}}{{{p_2}{T_2}}} = const\)

- Lý do không gọi phương trình (11.1) là phương trình trạng thái của chất khí:

+ Phương trình (11.1) chỉ áp dụng cho khí lí tưởng.

+ Khí lí tưởng là khí giả định, có các tính chất: Các phân tử khí có kích thước bằng 0. Lực tương tác giữa các phân tử khí bằng 0. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn, va chạm hoàn toàn đàn hồi.

+ Trên thực tế, không có khí nào hoàn toàn là khí lí tưởng.

+ Các khí thực đều có: Kích thước phân tử. Lực tương tác giữa các phân tử.

Do đó, phương trình (11.1) chỉ là phương trình trạng thái gần đúng của chất khí.

Câu hỏi tr 45 HĐ 2

Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 45 SGK Vật lí 12 Kết nối tri thức

1. Hãy biểu diễn bằng đồ thị trong hệ toạ độ (p - V) các quá trình chuyển trạng thái vẽ ở

Hình 11.1.

2. Từ phương trình trạng thái của khí lí tưởng suy ra hệ thức liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng tích.

Phương pháp giải:

Vận dụng hình 11.1

Lời giải chi tiết:

1.

2.

pV = nRT

Quá trình đẳng tích: Thể tích khí không đổi (V = const)

\( \Rightarrow p = \frac{{nRT}}{V} \Rightarrow \frac{p}{T} = const\)

Câu hỏi tr 47 HĐ

Trả lời câu hỏi hoạt động trang 47 SGK Vật lí 12 Kết nối tri thức

1. Bóng thám không. Bóng thám không được sử dụng để thu thập thông tin về môi trường không khí và thời tiết. Bóng thường được bơm khí hiếm nhẹ hơn không khí, nhờ đó có thể bay lên các tầng không khí khác nhau để thu thập thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,...

Người ta muốn chế tạo một bóng thám không có thể tăng bán kính lên tới 10 m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,3.10 5 Pa và nhiệt độ 200 K. Hỏi bán kính của bóng khi vừa bơm xong phải bằng bao nhiêu? Biết bóng được bơm ở áp suất 1,02.10 5 Pa và nhiệt độ 300 K.

2. Túi khí. Trong ô tô, người ta thường đặt ở hệ thống tay lái một thiết bị nhằm bảo vệ người lái xe khi xe gặp tai nạn, gọi là "túi khí". Túi khí được chế tạo bằng vật liệu co giãn, chịu được áp suất lớn. Trong túi khí thường chứa chất NaN 3 khi xe va chạm mạnh vào vật cản thì hệ thống cảm biến của xe sẽ kích thích chất rắn này làm nó phân huy tạo thành Na và khí N 2 . Khí N 2 được tao thành có tác dung làm phồng túi lên, giúp người lái xe không bị va chạm trực tiếp vào hệ thống lái (Hình 11.2).

a) Viết phương trình phân hủy NaN 3 .

b) Tính lượng chất khí N 2 được giải phóng khi xảy ra phản ứng phân hủy NaN 3 , biết trong túi chứa 100 g NaN 3 và thể tích mol là 24,0 lít /mol.

c) Biết thể tích túi khí khi phồng lên có độ lớn tới 48 lít. Bỏ qua thể tích khí có trong túi trước khi phồng lên và thể tích của Na được tạo thành trong túi do phản ứng phân huỷ. Tính áp suất của khí N 2 trong túi khí khi đã phòng lên, biết nhiệt độ là 30 °C.

Phương pháp giải:

Vận dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

1.

Bóng khi vừa bơm xong: p 1 = 1,025.10 5 , T 1 = 300 K, \({V_1} = \frac{4}{3}\pi R_1^3\)

Bóng khi bay ở tầng khí quyển: p 2 = 0,3.10 5 , T 2 = 200 K , \({V_2} = \frac{4}{3}\pi R_2^3\) , R 2 = 10 m

Ta có phương trình khí lí tưởng: \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \to \frac{{1,{{025.10}^5}{V_1}}}{{300}} = \frac{{0,{{3.10}^5}{V_2}}}{{200}} \to {V_1} = \frac{{18}}{{41}}{V_2}\)

Bán kính của bóng khi vừa bơm xong là:

\({V_1} = \frac{{18}}{{41}}{V_2} \to \frac{4}{3}\pi R_1^3 = \frac{{18}}{{41}}\frac{4}{3}\pi {.10^3} \to {R_1} = 7,6m\)

2.

a) 2NaN 3 → 2Na + 3N 2

b) \({n_{Na{N_3}}} = \frac{m}{M} = \frac{{100}}{{65}} = 1,54mol\)

\({n_{{N_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Na{N_3}}} = 2,31mol\)

\({V_{{N_2}}} = {n_{{N_2}}}.{V_{{N_2}}} = 2,31.24 = 55,44l\)

c)

T = 30 + 273,15 = 303,15 K

pV = nRT \( \Rightarrow p = \frac{{nRT}}{V} = \frac{{2,31.0,0821.303,15}}{{48}} = 1,27atm\)


Cùng chủ đề:

Giải vật lí 12 bài 6 trang 27, 28, 29 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 7 trang 30, 31, 32 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 8 trang 34, 35, 36 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 9 trang 37, 38, 39 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 10 trang 41, 42, 43 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 11 trang 45, 46, 47 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 12 trang 48, 49, 50 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 13 trang 52, 53, 54 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 14 trang 56, 57, 58 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 15 trang 61, 62, 63 Kết nối tri thức
Giải vật lí 12 bài 16 trang 66, 67, 68 Kết nối tri thức