Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ
Giải vở bài tập đạo đức lớp 3 bài 8 trang 29, 30, 31, 32 biết ơn thương binh, liệt sĩ với lời giải ngắn gọn nhất.
LT
Kiến thức cần nhớ
Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Bài 1
a) Đọc truyện.
Một chuyến đi bổ ích
Hôm nay là ngày 27 tháng 7, ngày thương binh liệt sĩ, lớp 3A của Trang được cô giáo dẫn đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương bình nặng, cả lớp, ai cũng mặc thật đẹp và chuẩn bị rất nhiều hoa tươi.
Đúng 7 giờ, ô tô chở cô giáo và các bạn từ từ chuyển bánh. Trên xe, ai cũng háo hức mong được gặp các cô, chú thương binh, Chẳng mấy chốc, chiếc xe đã đến trước cổng khu điều dưỡng. Trên xe, Trang và các bạn nhìn thây một số cô, chú đã đứng sẵn ở cổng đề đón khách, cả lớp chạy ào xuống rối rít chào các cô, chú và chia thành từng nhóm đi thăm những phòng thương binh nặng.
b) Thảo luận theo các câu hỏi:
- Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7?
- Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như nào?
- Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ?
Lời giải chi tiết:
b) Thảo luận:
- Lớp 3A đã đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng.
- Thương binh, liệt sĩ là những người lính đã chiến đấu, hi sinh vì đất nước vì độc lập và tự do của dân tộc. Họ có người đã hi sinh, có người đã mất đi một phần của cơ thể để giữ gìn hòa bình cho Tổ quốc.
- Chúng ta cần phải biết ơn những cô, chú thương binh liệt sĩ.
Bài 2
Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong các tranh dưới đây:
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: thể hiện lòng kính thương, tôn trọng các anh hùng dân tộc.
- Tranh 2: thể hiện sự ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng với người lớn.
- Tranh 3: giúp đỡ, chăm sóc các chú thương binh liệt sĩ là hành động nên làm.
- Tranh 4: thể hiện sự kính trọng và quan tâm với ngày thương binh liệt sĩ.
Bài 3
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em và các bạn đi học về gặp một chú thương binh đang tìm nhà người quen.
b) Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm.
c) Nhân ngày 27 tháng 7 trường em tổ chức đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
d) Trong buổi lao động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, một số bạn bỏ ra ngoài chơi nhảy dây.
Lời giải chi tiết:
a) Em sẽ giúp đỡ chú tìm nhà người quen để không mất nhiều thời gian.
b) Giúp bà dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bà hoặc đưa bà đi viện.
c) Tán thành và đi cùng mọi người để tìm hiểu về các vị anh hùng của dân tộc.
d) Yêu cầu các bạn nghiêm túc trước nơi chôn cất những người đã chiến đấu bảo vệ đất nước.
Bài 4
Em biết gì về gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ trong các tranh ảnh dưới đây?
Lời giải chi tiết:
- Lý Tự Trọng (20 tháng 10 năm 1914 – 20 tháng 11 năm 1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy; là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam.
- Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.
- Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn(một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền)[1], một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5năm 1941.
- Trần Quốc Toản là một tông thất nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của Trần Nhân Tông. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và cái chết anh dũng vang danh một thời. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người trẻ tuổi trước sự ngoại xâm.
Bài 5
a) Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn về những hoạt động đền ơn đáp nghĩa gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em.
b) Hãy kể tên các trường học, đường phố, công viên và các công trình công cộng khác mang tên các anh hùng, liệt sĩ mà em biết.
Lời giải chi tiết:
a) Các hoạt động ở địa phương em:
- Thăm hỏi các gia đinh thương binh, liệt sĩ vào các ngày lễ.
- Giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn.
b)
- Tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu, đường Võ Thị Sáu, công viên Võ Thị Sáu.
- Đường Trương Định, Nguyễn Viết Xuân, Phùng Chí Kiên, Trần Đăng Ninh….
- Trường học : THPT Trần Quang Khải, …..
- Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ) |