Giải vth khtn 7 bài 1 phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 6, 7, 8 với đáp án và lời giải chi tiết, chính xác giúp học sinh làm bài tập hiệu quả — Không quảng cáo

Giải vth khtn 7, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 7 KNTT Mở đầu


Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 6, 7, 8 Vở thực thành khoa học tự nhiên 7

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên (điền thứ tự số bước vào cột bên trái). Quan sát hình 1.2 SGK KHTN 7, cho biết: Hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất?

CH tr 6 1.1

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên (điền thứ tự số bước vào cột bên trái).

Bước

Nội dung

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Dựa vào

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

+ Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

+ Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu.

+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) để kiểm tra dự đoán.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.

+ Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Bước

Nội dung

1

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

2

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

4

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

3

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

5

Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

CH tr 6 1.2

Quan sát hình 1.2 SGK KHTN 7, cho biết: Hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất?

Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?

Phương pháp giải:

Dựa vào

Quan sát hình vẽ 1.2a, 1.2b, 1.2c và phân loại:

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét (Hình 1.2c).

- Hiện tượng là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng (Hình 1.2a), hạn hán (Hình 1.2b).

CH tr 6 1.3

Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở Hình 1.2 SGK KHTN 7.

Phương pháp giải:

Dựa vào

Quan sát hình vẽ 1.2 và phân loại, tìm biện pháp phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Cách phòng chống và ứng phó đối với cháy rừng (Hình 1.2a):

+ Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức phòng cháy.

+ Thường xuyên tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ.

+ Tăng cường tuần tra, xác định khu vực có nguy cơ cháy cao.

+ Khoanh vùng sản xuất nương rẫy, xây dựng hồ chứa nước.

+ Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo.

+ Giảm sử dụng vật liệu có nguy cơ cao gây ra cháy.

+ Làm đường băng khống chế lửa.

+ Đào rãnh ngăn cháy ngầm.

+ Đốt chặn.

+ Sử dụng các phương tiện thủ công và cơ giới tác động trực tiếp vào đám cháy nhỏ, cường độ thấp, dễ tiếp cận.

+…

- Cách phòng chống và ứng phó với hạn hán (Hình 1.2b):

+ Theo dõi thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, diễn biến khô hạn.

+ Sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Tăng cường tích trữ nước trong các khu chứa, hồ chứa nước, kết hợp hài hòa giữa phát điện và cấp nước chống hạn, xâm nhập mặn.

+…

CH tr 7 1.4

Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) để tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.

Cột A

Cột B

1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có

a) người ta cho rằng đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra từ trường của Trái Đất.

2. Nhân Trái Đất được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,

b) dựa trên nhu cầu của cây trồng từng thời kì sinh trưởng và phát triển.

3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng

c) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Phương pháp giải:

Dựa vào

Phương pháp liên kết các thông tin, vấn đề.

Lời giải chi tiết:

1 – c); 2 – a); 3 – b).

CH tr 7 1.5

Hãy xác định khối lượng của cuốn sách KHTN 7 và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trung bình.

Thứ tự phép cân

Kết quả

thu được (gam)

Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có)

1

2

3

Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình):

Phương pháp giải:

Dựa vào

Các bước để thực hiện phép đo:

+ Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

+ Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

+ Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

+ Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện thí nghiệm.

Hướng dẫn cách đo:

- Khối lượng cuốn KHTN 7 khoảng từ 1 – 2 kg: sử dụng cân điện tử.

- Đặt cuốn sách lên cân điện tử và nhìn kết quả trên cân.

- Thực hiện phép đo 3 lần và ghi kết quả mỗi lần vào bảng.

→ Nhận xét: Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình) gần bằng kết quả thu được sau mỗi lần đo.

CH tr 7 1.6

Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát Hình 1.3 SGK KHTN 7 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.

Phương pháp giải:

Dựa vào

Tìm hiểu thông tin trên sách báo, Internet, quan sát Hình 1.3 SGK KHTN 7.

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất: Sản xuất điện và nhiệt (chiếm tới 25%).

- Biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ sản xuất điện và nhiệt:

+ Hạn chế đi lại bằng máy bay, ô tô cá nhân, xe máy cá nhân.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

+ Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn LED.

+ Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ.

+ Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch.

+ Tắt nguồn điện khi không sử dụng.

+ …


Cùng chủ đề:

Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 62, 63, 64 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Bài 40. Sinh sản hữu tính ở thực vật trang 65, 66, 67, 68 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 69, 70 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Giải vth khtn 7 Mở đầu
Giải vth khtn 7 bài 1 phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 6, 7, 8 với đáp án và lời giải chi tiết, chính xác giúp học sinh làm bài tập hiệu quả
Giải vth khtn 7 chương I nguyên tử sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giải vth khtn 7 chương II phân tử, liên kết hóa học
Giải vth khtn 7 chương III tốc độ
Giải vth khtn 7 chương IV âm thanh
Giải vth khtn 7 chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật