Hai bàn tay em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 cánh diều, tập đọc lớp 3 Bài 3: Niềm vui của em


Hai bàn tay em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào? Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào? Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì? Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình? Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. Tìm từ so sánh trong các câu thơ sau. Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu câu gì.

Nội dung

Bài thơ thể hiện nét đẹp và những việc bàn tay là hằng ngày.

Phần I

Bài đọc:

Hai bàn tay em

(Trích)

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

Đêm em nằm ngủ

Hai hoa ngủ cùng

Hoa thì bên má

Hoa ấp cạnh lòng.

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai.

Giờ em ngồi học

Bàn tay siêng năng

Nở hoa trên giấy

Từng hàng giăng giăng.

Có khi một mình

Nhìn tay thủ thỉ:

- Em yêu em quý

Hai bàn tay em.

HUY CẬN

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ 1 của bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hai bàn tay của bé đẹp đóa hoa hồng ở đầu cành, mỗi ngón tay là một cánh hoa tròn xinh.

Câu 2

Câu 2: Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 để tìm những hình ảnh thể hiện sự thân thiết của hai bàn tay và bạn nhỏ.

Lời giải chi tiết:

Hai bàn tay rất thân thiết với bạn nhỏ: khi đi ngủ, một tay bên má, một tay cạnh lòng.

Câu 3

Câu 3: Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 3, 4 để tìm công việc hằng ngày của hai bàn tay.

Lời giải chi tiết:

Hằng ngày, hai bàn tay đánh răng, chải tóc, siêng năng học bài.

Câu 4

Câu 4: Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình?

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ 5 cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình: Nhìn tay thủ thỉ/ Em yêu em quý/ Hai bàn tay em.

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Tìm từ so sánh trong các câu thơ sau:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

HUY CẬN

b) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

HỒ CHÍ MINH

c) Ông trăng như cái mâm vàng

Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.

PHẠM ĐÔNG HƯNG

Phương pháp giải:

Em dựa vào đặc điểm của từ so sánh để trả tìm từ so sánh trong các câu thơ.

Lời giải chi tiết:

Từ so sánh trong các câu thơ là:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

b) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

HỒ CHÍ MINH

c) Ông trăng như cái mâm vàng

Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.

PHẠM ĐÔNG HƯNG

Câu 2

Câu 2: Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu câu gì?

a) Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

b) Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu gạch ngang

a) Diều em lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

b) Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA


Cùng chủ đề:

Ghi chép việc hằng ngày trang 30 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Giải Tiếng Việt lớp 3 tập 1 cánh diều hay nhất
Giải Tiếng Việt lớp 3 tập 2 cánh diều hay nhất
Giặt áo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Hai Bà Trưng trang 69, 70 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Hai bàn tay em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Hội đua ghe ngo trang 51, 52 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Hương làng trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
Kể chuyện em và người thân trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Kể chuyện đã học: Bạn mới trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Kể chuyện đã học: Con đã lớn thật rồi trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều