Hãy bình luận câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Người trong một nước phải thương nhau cùng — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Viết bài tập làm văn số 6


Hãy bình luận câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Tóm lại, câu ca dao trên là bài học sâu sắc nhất, là lời khuyên chân thành nhất của ông cha ta. Đó là đạo lí, là lẽ sống giúp cho thế hệ sau vươn tới tương lai tươi sáng. Tình thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau sẽ đưa chúng ta vượt qua tất cả.

Đất nước được tồn tại và phát triển, con người Việt Nam được ấm no, hạnh phúc một phần cũng nhờ truyền thống đoàn kết từ xưa đến nay của dân tộc ta. Người dân Việt Nam đã cùng nhau đứng lên, cùng nhau hợp lực để chống lại bao gian nguy, bao khó khăn, tai biến mới tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để nhắc nhở các thế hệ sau phải luôn luôn giữ mãi tinh thần đoàn kết, ca dao Việt Nam có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Đó là lời dạy ân cần, tha thiết nhất của ông cha ta để lại cho con cháu như bài học ở đời. Ngôn ngữ Việt Nam thật đa dạng và nhiều ý nghĩa. Ca dao Việt Nam thật phong phú, thật gợi cảm. Câu ca dao trên cũng thế. Nó bao hàm một ý nghĩa thật sâu sắc. Nhiễu điều là tâm nhiễu đó được phủ lên mặt gương để giúp gương không bị ố mờ theo năm tháng. Đó là vật vô tri, vô giác mà cũng có thể che chở cho nhau để được tồn tại, để phục vụ cho đời. Song câu ca dao trên không dừng lại ở ý nghĩa ấy. Nó còn ngụ một ẩn ý sâu xa: Những con người cùng sống trong một đất nước thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đó là lẽ sống, là đạo lí làm người. Tình đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua trở ngại gian lao, cho ta thêm sức mạnh để tiến vững mải. Tình đoàn kết là yếu tố quan trọng giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội. Câu ca dao trên là lời khuyên răn chân thành nhất của ông cha ta, là hướng đi, là ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ sau.

Thật vậy, câu ca dao trên là sự đúc kết kinh nghiệm hoàn hảo nhất của tổ tiên để lại. Nếu không nhờ tấm vải đỏ che chở thì gương có còn trong sáng mãi được không? Tất nhiên, tấm gương ấy sẽ mờ theo năm tháng. Lúc đó vải không còn sử dụng được mà gương cũng thế. Cũng vậy, con người cần phải có tình đoàn kết. Thực tế lịch sử đã chứng minh cho ta thấy rõ điều đó. Thắng lợi vẻ vang của dân ta ngày nay đâu phải dễ dàng có được. Đó là bao sức người, sức của đồng bào ta đã hợp nhất với nhau. Tất cả và tất cả đã cùng nhau đứng lên tạo nên sức mạnh thần kì để đánh đổ giặc ngoại xâm. Tình đoàn kết luôn là động lực chủ yếu đưa đến những thành công rực rỡ. Nếu không có tinh thần đoàn kết thì liệu xã hội có còn tồn tại đến ngày nay không? Tinh thần đoàn kết luôn được nhân dân ta giữ mãi trong bất kì hoàn cảnh nào. Thiên tai lũ lụt, hạn hán tuy tàn phá thật khốc liệt nhưng nhờ sự đoàn kết, gắn bó, nhân dân ta đã cùng nhau chống lại, vượt qua tất cả. Nói chung, nếu con người không biết đoàn kết. hợp sức lực với nhau thì sẽ không thể nào tồn tại được, tình đoàn kết sẽ đem đến cho mọi người những kết quả tốt đẹp nhất.

Nhưng còn có nhiều người tự hỏi rằng: Tại sao người trong một nước thì phải đoàn kết với nhau? Một điều thật dễ hiểu. Bởi lẽ mỗi chúng ta đều chung một dòng giống, cùng chung một dân tộc, một tiếng nói, cùng sống trên một lãnh thổ. Những điểm chung đó là sợi dây ràng buộc, giúp những người trong một nước gắn bó với nhau. Chúng ta thử nghĩ nếu không may đất nước bị lâm nguy, chẳng lẽ tất cả chúng ta được an vui sinh tồn? Hoặc khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra thi tất cả chúng ta sẽ cùng nhau hứng chịu. Do đó người trong một nước thì phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đó là tình nghĩa đồng bào cùng sống trên một lãnh thổ. .Chính tình cảm thiêng liêng đó đã giúp cách mạng Việt Nam vượt qua mọi phong ba bão táp và cập bến vinh quang như hiện nay.

Hiểu được ý nghĩa vô cùng sâu sắc ấy, mỗi chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đúng lời dạy trên? Chúng ta phải biết giúp đỡ lần nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Chẳng hạn như chúng ta phải đóng góp, giúp đỡ trẻ em tàn tật, mồ côi, những đồng bào bị bão lụt... Hơn nữa, khi có giặc ngoại xâm tất cả phải cùng nhau đứng lên chống giặc. Tình thương là thứ tình cảm được bộc lộ rõ rệt nhất qua nhiều hành động cụ thể. Có như thế. Đất nước mới tồn tại, cuộc sống nhân dân ta mới ấm no hạnh phúc

Trong tình hình đất nước đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khó khăn, phức tạp thì câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi người cần phải thể hiện tình đoàn kết, gắn bó nhau hơn nữa để đưa đất nước ngày một đi lên. Tình đoàn kết sẽ là động lực là sức manh đưa đất nước đến những thắng lợi vẻ vang.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng hiểu và làm điều đó. Bởi vậy, chúng ta phải phê phán những thái độ sống thiếu trách nhiệm, phê phán những kẻ sống bàng quan với mọi người, thờ ơ trước những khó khăn của đất nước, của đồng bào. Những kẻ ấy đáng bị lên án đáng quét sạch đi. Tất cả chúng ta phải cùng nhau đi lên, cùng nhau xây dựng đất nước theo lời Bác dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Bao nhiêu năm tháng có trôi qua, những bài học, những kinh nghiệm mà ông cha đã đúc rút càng trở nên sáng ngời trong cuộc sống của chúng ta . Đó là đạo lí, là lẽ sống giúp cho thế hệ sau vươn tới tương lai tươi sáng. Tình thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau sẽ đưa chúng ta vượt qua tất cả. Từ đó, mỗi con người sẽ luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhất là tình thương đồng loại. Tẩt cả sẽ cùng nhau hợp lực đưa đất nước ngày một đi lên. Riêng em, em nghĩ mình cần phải giúp đỡ những bạn gặp nhiều khó khăn trong học tập, những bạn không có điều kiện đến trường. Em sẽ cùng các bạn xây dựng tập thể lớp ngày thêm vững mạnh. Làm được như thế, em cảm thây cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn, đời sống sẽ trở nên phong phú, thú vị hơn.


Cùng chủ đề:

Giới thiệu về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Giới thiệu về đá ở Hà Giang
Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều
Hai bức tranh xuân trong bốn câu thơ đầu của bài Cảnh ngày xuân - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du và Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Hai câu thơ cuối trong thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã để lại trong lòng người đọc nhiều liên tưởng khá thú vị. Em hãy viết đoạn văn để làm rõ nhận định đó
Hãy bình luận câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách
Hãy bình luận nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương
Hãy bình luận nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương (Bài 2)
Hãy bình luận nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương (Bài 3)
Hãy bình luận nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương (Bài 4)