Hãy phân tích bài thơ "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Hãy phân tích bài thơ "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu

Trước lúc lên đường Đông du, qua Trung Quốc, Nhật Bản để cầu ngoại viện với bao hoài bão tung hoành, ông đã gửi lại đồng chí bài thơ “ xuất dương lưu biệt\".

Phan Bội Châu (1867-1940), ôi cái tên đẹp một thời. "Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại" (Tôn Quang Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông bất tử với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục hội,... Tên tuổi Phan Bội Châu gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tình thần yêu nước. "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng" (Tố Hữu).

Năm 1900, Phan Bội Châu đậu Giải nguyên khoa thi Hương trường Nghệ. Năm 1904 ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức yêu nước. Năm 1905 ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường Đông du, qua Trung Quốc, Nhật Bản để cầu ngoại viện với bao hoài bão tung hoành, ông đã gửi lại đồng chí bài thơ “ xuất dương lưu biệt". Có thể nói bài thơ này như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu.

"Xuất dương lưu biệt" được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư thế, quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.

1. Hai câu đề là một tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:

"Sinh vi nam tứ yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyến di".

Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên "điều lạ" (yếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tầm thường. Không thể sống một cách thụ động để cho trời đất "càn khôn", “tự chuyển dời" một cách vô vị, nhại nhẽo. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở bản lĩnh tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoay chuyển trời đất, như ông đã nói rõ trong một bài thơ khác:

"Bủa tuy ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại.

Đấng nam nhi muốn làm nên "điều lạ" ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm theo một vần thơ cổ:

"Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương"

(Tuỳ viên thi thoại - Viên Mai)

(Bữa bữa những mong ghi sử sách,

Lập thân xoàng nhất ấy vân chương)

Đấng nam nhi muốn làm nên "điều lạ" ở trên đời ấy có một "bầu máu nóng sục sôi: "Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nổi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành dạt nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt đẫm cả giấy..." (Ngục trung thư).

2. Phần thực, ý thơ được mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xã hội và trong lịch sử:

"Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tài hậu cánh vô thùy".

"Ngã" là ta: "tu hữu ngã" nghĩa là phải có ta trong cuộc đời "một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định, biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ trong cảnh nước mất nhà tan. "Thiên tải hậu" là nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu ba, bốn đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là một ý thơ sâu sắc thê hiện vai trò cao nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. ý tưởng đẹp đẽ này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Trần Quốc Tuấn).

... "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"

(Văn Thiên Tường)

Lấy cái hữu hạn "bách niên" của một đời người đối với cái vô hạn "thiên tai" của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng, biểu lộ một quyết tâm và khát vọng trong buổi lên dường. Vì thế, trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và nguy hiểm, ông vẫn bất khuất, lạc quan:

"Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu!.

(Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông)

3. Phần luận, tác giả nói về sống và chết, nói về công danh.

Đây là một ý tưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm dài đen tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xéo thì thân phận dân ta chỉ là kiếp ngựa trâu, có sông cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử sôi kinh, có chúi đầu vào con đường khoa cử cũng vô nghĩa. Sách vở của "Thánh hiền" liệu còn có ích gì trong sự nghiệp cứu nước cứu nhà:

"Non sông đã chết, sông thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài".

Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lối học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phái hăm hớ di tìm lí tưởng cao cả. Trong bài thơ "Bài ca chúc tết thanh niên" viết vào dịp tết năm 1927, cụ thiết tha kêu gọi thanh niên:

"Ai hữu chí từ nay xin gắng gói

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần

Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn

Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ..."

Sống như thế là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên "điều lạ" ở trên đời, mới tự khẳng được: "Trong khoảng trăm năm cần có tớ".

4. Phần kết là sự hội tụ bao vẻ đẹp của một hồn thơ bay bổng đượm màu sắc lãng mạn:

"Nguyện trục trường phong Đông Hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi".

Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, khêu sợi lòng căm thù giặc. Thơ văn Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bài ca ái quốc vì thấm đượm cảm xúc, sôi sục nhiệt huyết vì có nhiều hình tượng đẹp nói về cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết là một ví dụ hùng hồn. "Trưởng phong" - ngọn gió dài, "thiên trùng bạch lãng" - ngàn lớp sóng bạc, đó là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sĩ cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ "nguyện trục" (mong đuổi theo) và nhất tề phi" (cùng bay lên). Cái không gian mênh mông mà nhà chí sĩ mong vượt qua là "Đông Hải ". Nếu hai thanh trắc cuối câu bảy (Đông Hải khứ) làm cho âm điệu thắt lại, nén lại thì hai thanh bằng cuối câu tám (nhất tề phi) lại làm cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng bổng trầm ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước của Phan Bội Châu không có kẻ thù tàn bạo nào ngăn cản được! Ở đây nội lực bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí của người chiến sĩ có sự hòa hợp, gắn bó và thống nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều Tiên sinh đã nói ở hai câu kết này.

"Xuất dương lưu biệt" là bài thơ tuyệt tác đầy tâm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng. Tráng lệ nhất là ở hai câu kết. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Phan Bội Châu.


Cùng chủ đề:

Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 8 năm 2019 - 2020 quận 10
Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 8 năm 2019 - 2020 quận Bình Thạnh
Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn và đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố
Hãy bình luận câu nói của Hồ chủ tịch: "Không có gì quý hơn độc lập tự do"
Hãy giải thích câu nói: "Sức khoẻ là của cải quý nhất trên đời mà chỉ khi nào mất đi ta mới thấy nhớ tiếc"
Hãy phân tích bài thơ "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu
Hình ảnh Bác Hồ qua những bài thơ em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS
Hịch là gì? Viết đoạn văn nêu đặc điểm của thể hịch trong đó có sử dụng một câu phủ định (gạch dưới chân câu văn đó)
Hịch tướng sĩ trang 55 SGK Ngữ Văn 8
Khái niệm về văn nghị luận
Khái niệm về văn thuyết minh