Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Đại Việt sử kí toàn thư lớp 8
1. Mở bài Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.
2. Thân bài: Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét nổi bật về nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,…)
- Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử danh tiếng, di sản quý báu của dân tộc Việt Nam, có giá trị về nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi của các nhà sử học nổi tiếng đất nước đó là Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
- Quyển thủ: gồm các Lời tựa của Lê Hy, Phạm Công Trứ, Ngô Sĩ Liên, Biểu dâng sách của Ngô Sĩ Liên, Phàm lệ, Kỷ niên mục lục và bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Trung. Ngoại kỷ: gồm 5 quyển, từ họ Hồng Bàng đến các Sứ quân. Bản kỷ: gồm 19 quyển, từ triều đình đến năm 1675.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc.
Như vậy, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có thể coi là một công trình nghiên cứu, di sản quý giá của dân tộc với sự đóng góp của nhiều tác giả là sử gia các đời cùng với những nhà biên dịch hiện đại. Tất cả tinh hoa từ những bộ sử riêng lẻ suốt mấy trăm năm được tổng hợp và cho ra đời Đại Việt sử ký toàn thư như ngày nay chúng ta vẫn thường hay đọc.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) là một công trình sử học đồ sộ, là tập đại thành với nhiều bộ sử biên niên ghi chép một cách có hệ thống về lịch sử Việt Nam, từ đời Hồng Bàng trong truyền thuyết cho đến năm 1675. Đại Việt sử ký toàn thư gắn liền với tên tuổi nhiều nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu (thế kỷ XIII), Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Phạm Công Trứ, Lê Hy (thế kỷ XVII),…
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có thể coi là một công trình nghiên cứu, di sản quý giá của dân tộc với sự đóng góp của nhiều tác giả là sử gia các đời cùng với những nhà biên dịch hiện đại. Tất cả tinh hoa từ những bộ sử riêng lẻ suốt mấy trăm năm được tổng hợp và cho ra đời Đại Việt sử ký toàn thư như ngày nay chúng ta vẫn thường hay đọc. Các bạn hãy tìm đọc để có cho mình những cảm nhận khách quan nhé!
Mẫu 2
Đại Việt sử ký toàn thư là tập đại thành với nhiều bộ sử biên niên ghi chép một cách có hệ thống về lịch sử Việt Nam, từ đời Hồng Bàng cho đến năm 1675. Bộ quốc sử đã gắn liền tên tuổi nhiều nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu (thế kỷ XIII), Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Phạm Công Trứ, Lê Hy (thế kỷ XVII),…
Hiện nay trong kho lưu trữ mộc bản lớn nhất của Việt Nam còn lưu giữ được 668 tấm mộc bản tương đương với 1.086 mặt khắc, đây là bộ ván khắc quý giá có một không hai mà tiền nhân để lại cho hậu thế. Mình rất trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc cuốn sách này để có thể tìm hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đầu tiên được viết vào hồi nửa cuối thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tôn, được sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên tham khảo với Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc được truyền lại, rồi khảo đính biên soạn mà thành.
Văn phong có phần cổ kính, mang khí chất “Việt cổ” nhưng những người trong thời kỳ hiện đại như chúng ta vẫn có thể hiểu được. Những người yêu thích văn hóa, lịch sử thì tác phẩm này quả là một bảo vật để khai sáng kiến thức về lịch sử cha ông. Các bạn hãy tìm đọc để hiểu thêm về dòng chảy lịch sử dân tộc nhé!
Bài tham khảo Mẫu 1
Từ thuở còn học cấp 3, mình đã được tiếp cận và tìm hiểu nội dung của cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia đời Hậu Lê. Cho đến nay, khi là sinh viên thì điều kiện tiếp cận càng rõ hơn bao giờ. Cuốn sách này đã được các nhà xuất bản phát hành nhiều năm qua mặc dù khác nhau, song giá trị của nó rất bổ ích dành cho quý bạn đọc. Từ những nội dung trong cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư đã giúp mình hình dung được bức tranh xã hội nước ta từ trước năm 1765. Hôm nay, mình xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung của cuốn sách cũng như những giá trị mang lại khi chúng ta tiếp cận. Để từ đó, quý bạn đọc có thể lựa chọn cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là một trong những cuốn sách quý báu trong “bộ sưu tập” của mình.
Về mặt chính trị, bộ sử đã cung cấp cho chúng ta hiểu thêm về bộ máy tổ chức, những biểu dâng,… của các triều đại, cho cuối thời Hậu Lê. Như thời Lý vào năm 1028, “Đặt 10 vệ điền tiền cấm quân: 1. Quảng Thánh - 2. Quảng Vũ - 3. Ngự long 0 4. Bổng nhật - 5. Trừng hải. Mười vệ đều chia làm tả hữu trực đi quanh để bảo vệ bên trong cấm thành, cộng là 10 vệ”. Đó là việc tổ chức quân đội dưới thời Lý, các đời khác cũng tương ứng như vậy, cũng thay đổi và cũng được sử sách ghi lại rõ ràng. Bên cạnh đó, có nội dung bàn về các chức quan triều đình như “Cho Lương Nhậm Văn làm thái sư, Ngô Thượng Đinh làm thái phó, Đào Xử Trung làm thái bảo, Lý Đạo Kỷ làm tả khu mật,…”. Vậy là có chức Thái sư, Thái phó, Thái Bảo, Tả khu mật. Cũng có nội dung như “Mùa hạ, tháng 5, ngày 12, vua cùng các đại thần bàn định việc nước, về quan viên các lộ, trấn và quan trấn thủ các nơi quan yếu, cùng là luật lệ kiện tụng, chức tước chế lệ. Tháng 6, chỉ huy cho các đại thần khảo xét các quan trong ngoài; nhất đẳng là những người có văn võ tài cán nhanh nhẹn; nhị đẳng là những người biết chữ, tài cán nhanh nhẹn; tam đẳng là những người giỏi viết tinh, viết thảo, viết toán, ngoài ra không vào đẳng nào, kê reng một hạng”.
Về bang giao, nội dung sách cũng đề cập vào đời Lý Thần Tông năm 1130, “Nhà Tống sai mang ấn báu và sắc vàng sang phong vua làm Giao Chỉ quận vương, tháng 11 nước Chiêm Thành sang cống”. Hay là bàn về các công việc “đúc tiền Thuận Thiên”, mô tả phong cảnh “Mây xanh hiện, có cánh có chân, bên dưới như mâm ngọc, hai bên tả hữu hình như hai con cá chép vờn nhau”, “ngày 15, mở hội Vu Lan, tha tù tội nhẹ 50 người, cho các sư tụng kinh 220 quan tiền”. Ban hành các quy định như “Tháng 9, cho các giám sinh ở Quốc tử giám và sinh đồ ở huyện được mang mũ áo và cho giáo thụ Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ huyện được đội mũ cao hơn,…”.
Đó là một vài đoạn trích mà mình giới thiệu đến quý bạn đọc để góp phần làm rõ hơn phần nội dung giới thiệu ở trên. Cuốn sách ĐạI Việt sử ký toàn thư là một công trình sử học to lớn, là một tác phẩm kinh điển, là “chứng nhân lịch sử” của một thời đã qua. Để hiểu sâu sắc và chính xác về quá khứ không thể bỏ qua cuốn sách này. Vì đó là bộ quốc sử đầu tiên hiện vẫn còn được lưu giữ và truyền tải hiện nay.
Cuốn sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ngay từ khi biên soạn thời Hậu Lê đã được tác giả phân chia thành 33 quyển gồm được phân chia thành 3 loại sách: sách Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư (5 quyển), sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư (9 quyển), bản kỷ thực lục (19 quyển). Ngoại kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Ngô trở về trước, sách Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư nói về các thời kì từ nhà Đinh đến thời thuộc Minh, bản kỷ thực lục nói về thời Hậu Lê đến năm 1765. Cho đến hiện nay, khi các nhà xuất bản phát hành nhiều phiên bản, có những lần được xuất bản thành 2 hay 3 tập. Năm 2013, Nhà xuất bản thời đại phát hành cuốn sách bao gồm cả ba bản sách này với 1059 trang.
Những ai muốn tìm hiểu về xã hội nước ta từ thời Hậu Lê trở về trước thì không thể bỏ qua cuốn sách quý báu này. Không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không phân biệt ngành nghề,… đều có thể tiếp cận nội dung của cuốn sách này. Bởi vì, nó ra đời là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Chẳng hạn như đối với học sinh, cuốn sách mang lại những kiến thức cơ bản. Đối với sinh viên chuyên ngành, nhà nghiên cứu thì cuốn sách vừa lại kiến thức cơ bản, vừa mang lại giá trị sử liệu. Đối với những nhà văn, thì cuốn sách mang lại hình thức trình bày, bộc lộ cảm xúc đối với nhân vật lịch sử theo lối văn chương. Các bạn hãy dành thời gian tìm đọc nhé!
Bài tham khảo Mẫu 2
Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư là tác phẩm kinh điển, công trình biên soạn mang tính chất sử học ra đời và hoàn thiện suốt thời Hậu Lê với tổng thời gian hơn 300 năm. Tác giả của công trình là Ngô Sĩ Liên và các sử gia tiếp nối sau đó. Những sử gia này đã kế thừa những giá trị, nội dung từ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu (Quốc sử đàu tiên ở thời Trần) và bộ Sử Ký tục biên của Phan Phu Tiên (cuốn sử đầu thời Lê). Từ việc kế thừa, chỉnh lí các sự kiện từ thời Triệu Vũ Đế đến khi nhà Minh rút về nước, thì trong vòng 300 năm, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã được các sử gia triều Hậu Lê viết tiếp kỉ Hồng Bàng và từ đầu thời Lê đến tận năm 1765. Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư được viết theo lối biên niên. Như ở phần đầu sách đã nói lên lối viết của tác giả, “cũng bắt chước lối biên niên của Mã sử (tức Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng thực chắp vá chẳng ra sao, cũng học phép tị sự của Lân kinh (tức Xuân Thu của Khổng Tử), đâu dám cẩn nghiêm mà sánh kịp”.
Cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư bàn về xã hội Việt Nam từ thuở Hồng Bàng đến tận năm 1765 trên khắp mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, thiên văn, ngoại giao,… Từ những nội dung cơ bản của cuốn sách, khi tiếp cận các bạn sẽ mang về cho mình những giá trị sâu sắc.
Xét về giá trị sử liệu, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được xếp vào loại sử liệu hành văn, sử liệu gốc. Mức độ tin cậy của sử liệu này tương đối cao, Với khối lượng đồ sộ, cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Hậu Lê đã và đang là một nguồn sử liệu quý giá, còn “lưu giữ” lại một phần khung cảnh nào đó của xã hội đương thời. Như là việc phong quan, phong tước cho quan, vấn đề ngoại giao lân bang,…
Xét về giá trị văn học, thông qua cuốn sách này bạn đọc sẽ thấy rõ văn chương của người xưa, thấy rõ cách viết lối biên niên, lối tự sự. Đây có thể là lối viết cơ bản, thấy gì viết náy, thấy đúc đồng viết “đúc đồng”, thấy ban chức thì viết “ban chức”, thấy có bao nhiêu lộ, bao nhiêu trấn thì viết bấy nhiêu lộ, bấy nhiêu trấn,… Đó là cách viết ngắn gọn, dễ hiểu. Giá trị văn học mang lại cho quý bạn đọc một hình thức biên soạn một tác phẩm nhất định nào đó.
Cuốn sách này cho dù được xuất bản trong nhiều năm nay, nhưng ở đây tôi không nói về hạn chế và thành tựu của cuốn sách nào, mà ở đây là bàn về thành tựu và hạn chế của nội dung, cái mà Ngô Sĩ Liên và các sử gia biên soạn.
Về thành tựu, cũng như đã khẳng định đây là một sử liệu có giá trị cao, góp phần “xây dựng lại” bức tranh ngày ấy của xã hội đương thời. Từ những sử liệu được cung cấp từ bộ sử đã góp phần nào cho bạn đọc “xây dựng” lại hình ảnh của ngày xưa. Các sử gia của cuốn sách này đều đứng trên lập trường nho giáo đã phần nào đã hình thành chuẩn mực của xã hội đương thời. Nói cách khác, bạn đọc khi tiếp cận cuốn sách này sẽ phần nào hiểu được chuẩn mực của xã hội đương thời, thấy được sự khác nhau đối với hiện nay.
Hiện nay, các nhà xuất bản ở nước ta đều dịch và phát hành trên thị trường cho nên quý bạn đọc sẽ dễ dàng tìm đọc cuốn sách này. Những giá trị mà cuốn sách mang lại cho quý bạn đọc là vô cùng to lớn và bổ ích. Các bạn hãy lựa chọn cho mình một cuốn sách bổ ích này nhé.
Bài tham khảo Mẫu 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là một tác phẩm lịch sử quý của dân tộc Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến năm Ất Mão (1675). Một bảo vật của sử Việt.
Bộ sách dày 1283 trang này là kết tinh của quá trình biên tập và hiệu đính của nhiều sử thần của nước ta qua nhiều triều đại. Một bộ sử liệu quý ghi nhận lại chi tiết từ những sự kiện liên quan đến chiến sự, chính trị, và cả yếu tố tâm linh, dã sử,… Qua đó khắc họa chân thật hình ảnh những nhân vật lịch sử, cả những chuyện thị phi, tranh đấu trong triều đình và hậu cung. Càng đọc càng thấy ngưỡng mộ tinh thần anh hùng bất khuất của cha ông ta, càng cảm thấy tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Bác Hồ dạy rằng “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.”
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là kho dữ liệu đồ sộ, kết hợp lời bình “hạo nhiên chi khí” của những sử thần hàng đầu của Việt Nam, tiêu biểu là sử thần Ngô Sĩ Liên. Tôi cho rằng đây là tác phẩm quý nên có trong tủ sách của mỗi người dân Việt, đặc biệt là những người thích nghiên cứu, tìm hiểu về Sử Việt và văn hóa Việt.