Hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước
Hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.
I. CÁC DẠNG NƯỚC TRONG CÂY VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TẾ BÀO VÀ CƠ THỂ THỰC VẬT
Cấu trúc của phân tử nước
Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do.
→ Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước .
II. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG
1. Hình thái của hệ rễ
- Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây phát triển đâm sâu, lan toả hướng đến nguồn nước và dinh dưỡng trong đất.
- Rễ sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất giúp rễ cây hấp thụ ion khoáng và nước đạt hiệu quả cao nhất.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
Cấu tạo của tế bào lông hút:
- Bản chất: lông hút do các tế bào biểu bì kéo dài ra.
- Thành tế bào mỏng không thấm cutin → Nước có thể thẩm thấu vào lông hút.
- Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn → chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.
- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh → chênh lệch về áp suất thẩm thấu (nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nới có áp suất thẩm thấu cao) → hấp thụ nước một cách dễ dàng.
Tế bào lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.