Hoạt động 2: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều — Không quảng cáo

Giải trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước


Hoạt động 2: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mà em biết.

? mục 1

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mà em biết.

Gợi ý:

+ Tên di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Nêu đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này.

Phương pháp giải:

+ Tên di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết là gì?

+ Di tích, danh lam đó nằm ở đâu, mang những nét đặc trưng gì?

+ Khi đến với di tích, du khách và người dân có hành động, việc làm gì?

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Một Cột

Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Một Cột từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên “giấc mộng Quan Âm” của vua Lý Thái Tổ. Chùa Một Cột là quần thể kiến trúc bao gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ. Ngoài cái tên “Chùa Một Cột”, ngôi chùa còn được biết đến bởi những cái tên khác như Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự hay chùa Mật. Không chỉ là một điểm đến tâm linh, chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Năm 2012, di tích lịch sử ở Hà Nội này đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”. Chùa được tạo hình giống như một đóa hoa sen nở trên mặt nước – loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết và cao quý của Phật pháp. Vì vậy dân gian vẫn gọi chùa Một Cột là Liên Hoa Đài.Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo như một tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý.Mái chùa lợp ngói cổ, được thiết kế khéo léo hình đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt – còn gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt” với nét hoa văn cực kì tinh xảo. Trong kiến trúc đền chùa từ xưa đến nay, rồng là một biểu tượng không thể thiếu.Đây là hình tượng thể hiện sự quyền uy thần thánh và mang đậm những giá trị nhân văn, phản ánh ước vọng và trí tuệ của con người. Người dân ở đây cũng như du khách trong và ngoài nước khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ đấng linh thiêng và cầu bình an, hạnh phúc.

? mục 2

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh.

Lời giải chi tiết:

- Những việc nên làm:

+ Ăn mặc chỉnh tề, lịch sử, phù hợp với từng địa điểm

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Đi nhẹ nói khẽ

+ Không tự ý sờ hay dịch chuyển hiện vật

- Những việc không nên làm:

+ Hái hoa, bẻ cành

+ Tự ý sờ tay, dịch chuyển hiện vật

+ Đùa nghịch, chạy nhảy, nói tục, chửi bậy trong khuôn viên khu di tích, danh lam.

? mục 3

Câu 1:Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương .

Gợi ý đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường

+ Gia đình

+ Các cơ quan đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...)

+ Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá - Thông tin của quận/huyện)

+ Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng.

Phương pháp giải:

Tổ chức phiên họp

+ Phân công người đóng vai dự phiên họp gồm những ai, ở ban ngành nào?

+ Trao đổi những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh lam là những việc gì?

+ Người chủ trì điều khiển, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp như nào?

Lời giải chi tiết:

Tổ chức phiên họp:

- Phân công người đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường: Đại diện BGH nhà trường đến dự phiên họp

+ Gia đình: Chi hội trưởng – đại diện cha mẹ học sinh

+ Cơ quan đoàn thể địa phương: Đại diện Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên

+ Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá - Thông tin của quận/huyện)

+ Người chủ trì

+Thư ký phiên họp

- Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình làm có thể làm để bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Ví dụ:

+ Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung theo quy định của khu di tích

+ Nhắc nhở, tuyên truyền tới tất cả mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa thông qua băng rôn, áp phích, loa đài,…

+ Tổ chức các chương trình tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc hình thành di tích

+ Tham gia vào các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Người chủ trì có trách nhiệm điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp.

? mục 4

Cùng cam kết thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan.

Lời giải chi tiết:

HS tự thực hiện.


Cùng chủ đề:

Hoạt động 2. Hợp tác với thầy cô trang 29 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 2. Kế hoạch nhỏ mùa hè trang 81 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 2. Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 2. Văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng trang 38 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 2. Vượt qua khó khăn trang 65 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 2: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 3. Chi tiêu hợp lý và tiết kiệm trang 56 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 3. Tự hào truyền thống quê hương trang 40 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều
Hoạt động 3. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 67 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều