Hồn thiêng đưa đường Ngữ Văn 10 — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức - Tập 1


Hồn thiêng đưa đường

Hồn thiêng đưa đường bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Hồn thiêng đưa đường

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Tuồng

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích “Hồn thiêng đưa đường” được trích từ vở kịch Sơn Hậu.

- Sơn Hậu là vở tuồng cổ mẫu mực, ra đời từ khoảng giữa TK XVIII, chưa rõ tác giả, được nhiều nhà soạn tuồng nổi tiếng như Đào Tấn, Nguyễn Hiền Dĩnh tham gia chỉnh lí.

- Tóm tắt tích truyện: Vua Tề băng hà, lũ gian thần đứng đầu là Thái sư Tạ Thiên Lăng âm mưu cướp ngôi, tống giam Phán thứ phi ngay lúc nàng đang mang thai. Những người trung thành với vua như Nguyệt Hạo, Từ Trinh, Đồng Kim Lân, Khương Linh Tá,… quyết cứu Phán thứ phi cùng hoàng tử mới sinh và đưa họ đi trốn. Linh Tá tự nguyện đi sau để cản đường quân phản nghịch do Tạ Ôn Đình chỉ huy. Trong cuộc giao tranh, Linh Tá bị chém rơi đầu, nhưng hồn Linh Tá đã hóa thành ngọn đuốc để đưa đường cho Kim Lân hộ tống hoàng tử và thứ phi về tới thành Hậu Sơn an toàn, chuẩn bị cho cuộc phục thù đánh đuổi gian thần, đưa hoàng tử nhỏ lên ngôi.

3. Tóm tắt:

Đổng Kim Lân củng cố lực lượng và tiếp tục chiến đấu chống Tạ Thiên Lăng. Cánh thái sư cố thủ trong thành, Tạ Thiên Lăng bắt mẹ của Đổng Kim Lân làm con tin, nếu Kim Lân phá thành chúng sẽ giết mẹ ông.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Sự khác biệt giữa đoạn trích tuồng Sơn Hậu (tuồng cung đình) với đoạn trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến (tuồng dân gian)

- Trong đoạn trích cũng như trong toàn vở kịch, tác giả sử dụng rất nhiều lối nói đối với tần số xuất hiện khá dày của từ ngữ Hán Việt. Điều đó tạo nên không khí trang trọng của vở kịch. Mượn chuyện nước người để nói nước mình là thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại. Bởi các tác phẩm tuồng cung đình thường được biểu diễn tại những nơi trang trọng để giáo dục lòng trung nghĩa. Nhưng ngôn ngữ Việt vẫn là chủ yếu chứ không phải từ Hán Việt. Nói chung tiếng Việt trong Sơn Hậu nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn ngữ bác học như trong các truyện Nôm hay thể ngâm khúc của thời này.

- Ngôn ngữ trong Ngao sò ốc hến là ngôn ngữ dân gian, từ địa phương, từ khẩu ngữ thông tục sử dụng hàng ngày.

2. Chất bi hùng trong vở kịch

Chất bi hùng của sự kiện và nghĩa vua tôi, tình huynh đệ được thể hiện trong đoạn trích – một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn mê hoặc của tuồng đối với khán giả thời trước.


Cùng chủ đề:

Héc - To từ biệt Ăng - Đrô - Mác - Hô - Me - Rơ
Hê - Ra - Clet đi tìm táo vàng
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - Ngữ Văn 10
Hịch tướng sĩ - CTST Ngữ Văn 10
Hồi trống Cổ Thành Ngữ Văn 10
Hồn thiêng đưa đường Ngữ Văn 10
Huyện Trìa xử án
Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh
Kiêu binh nổi loạn Ngữ Văn 10
Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận