Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện) trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 cánh diều, tập đọc lớp 5 Bài 14. Gương kiến quốc


Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện) trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc

Nhận xét a

Trả lời câu hỏi a Nhận xét trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lở con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao? Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyển số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: "Vậy, con tính sao?". Hải níu tay ba: "Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.".

Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn có thêm chi tiết lời của người ba hỏi bạn Hải sẽ xử lý sao với số tiền đó, chi tiết này trong đoạn văn trước không có

Nhận xét b

Trả lời câu hỏi b Nhận xét trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy để làm sinh động thêm cho đoạn văn

Nhận xét c

Trả lời câu hỏi c Nhận xét trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung vì mục đích cuối cùng của cả 2 đoạn văn đều là bạn Hải muốn mang số tiền đó gửi lại cô bán tạp hoá

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 53 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1, Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng cách bổ sung một số câu tả cảnh hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

2, Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ (trang 33 – 34) bằng cách bổ sung một số câu tả tấm bản đồ hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn 1 trong 2 đề để thực hiện

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: lựa chọn đề 2

Sau khi bổ xung thêm những chấm nhỏ mà bố gợi ý, em nhận ra bản đồ Việt Nam mình trọn vẹn hơn rất nhiều. Không chỉ có những đường biên giới đứt đoạn, mà còn có cả những vùng núi nhấp nhô, vùng biển rộng mênh mông và những hòn đảo lớn nhỏ xung quanh. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tiền tiêu của Tổ quốc; là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Em cảm thấy rất tự hào khi tái hiện được tấm bản đồ đất nước mình trọn vẹn và đầy đủ đến thế.


Cùng chủ đề:

Hội nghị Diên Hồng trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Hội xuân vùng cao trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Kết từ (Tiếp theo) trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Kết từ trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập) trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện) trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kể và lời kể) trang 43 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Khi bé Hoa ra đời trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Làm thủ công trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều